Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Công văn về việc phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Ngày cập nhật 09/05/2019

Nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn; các ngành liên quan một số biện pháp phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi như sau:

- Đối với trâu, bò, dê:

+ Buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi chiều chăn thả muộn: 4 giờ thả, 6 giờ về chuồng. Nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

+ Cho uống đủ nước, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30-35 kg thức ăn thô xanh, 0,5-1 kg thức ăn tinh, 20-30 gam muối ăn để đảm bảo sức khỏe, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật.

+ Nên tắm chải cho trâu bò 1-2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da.

- Đối với nuôi lợn:

+ Chuồng trại thoáng mát, hướng đông nam, nên lợp mái ngói hoặc mái lá, có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên), nền chuồng sạch sẽ, có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.

+ Cần tắm cho lợn 1-2 lần/ngày, cho uống đủ nước và uống Bcomplex, cho chất điện giải (đặc biệt là Vitamin C) vào thức ăn để giải nhiệt. Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin: Phó thương hàn lợn con, dịch tả, tụ huyết trùng để tăng khả năng miễn dịch, chống bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Đối với gia cầm:

+ Chuồng trại áp dụng như đối với nuôi lợn; nếu nuôi quy mô lớn thì trong chuồng nên lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió; xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát.

+ Nhốt với mật độ vừa phải, nếu quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex (đặc biệt là Vitamin C), chất điện giải…cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vacxin: Dịch tả, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch chống lại các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập.

Để làm tốt công tác này, UBND huyện đề nghị:

1. UBND các xã, thị trấn: Phân công cán bộ các ban ngành, trưởng thú y, các thôn trưởng thường xuyên vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn, thường xuyên thông tin trên hệ thống truyền thanh. Kiểm tra tình hình chăm sóc và điều trị kịp thời khi xảy ra dịch bệnh, tổng hợp báo cáo Phòng Nông nghiệp theo định kỳ hàng tuần.

2. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện: Tăng cường cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở để hướng dẫn người chăn nuôi chủ động trong phòng chống nắng nóng và dịch bệnh trên đàn vật nuôi đảm bảo. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh chăm sóc diện tích cỏ hiện có, đồng thời hướng dẫn cách chế biến thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật để chủ động phát hiện và xử lý dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Dự phòng đầy đủ các loại hóa chất tiêu độc khử trùng, vaccine, kháng sinh các loại, các loại thuốc bổ trợ khác để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm.

3. Phòng Nông nghiệp và PTNT: Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các nội dung trên ở các xã, thị trấn. Tổng hợp tình hình báo cáo UBND huyện theo quy định.

4. Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện: Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ nuôi gia súc phải tiêm phòng vaccine, phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm phát triển chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội, giảm thiểu nguy cơ lây truyền một số bệnh nguy hiểm cho người.

Tập tin đính kèm:
UBND huyện Nam Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.759.444
Truy cập hiện tại 936