Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ GIAI ĐOẠN 2020-2025 SẼ TẠO ĐỘNG LỰC MỚI, BỀN VỮNG ĐỂ ĐẨY MẠNH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày cập nhật 03/11/2020

Trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế bị hạn hán liên tục, diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do thiếu nước ngày càng gia tăng, dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có tới 3.000 ha đất lúa bị thiếu nước. Để có thể khắc phục được tình trạng trên, người dân có thể bám ruộng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết hạn hán là yêu cầu bức thiết được đặt ra.

Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương (trồng thử nghiệm các giống cây rau màu như: ngô, đậu xanh, dưa hấu,…). Hiệu quả kinh tế của các mô hình này đã được khẳng định, nhưng nhìn chung còn thiếu tính bền vững và nhân rộng ra sản xuất đại trà.

          Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 412.000 ha (chiếm 82% diện tích tự nhiên), trong đó: có gần 70.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (gieo cấy lúa và hoa màu), còn lại là diện tích rừng. Hiện toàn tỉnh có hơn 170.000 người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. 

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khắc phục tình trạng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh và thị trường khiến thu nhập và đời sống của nông dân còn bấp bênh. 

Theo đó, tỉnh tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững; tập trung vào tái cơ cấu các lĩnh vực chính là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, công nghiệp chế biến, ngành nghề nông thôn và tái cơ cấu trên từng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực.

Trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế bị hạn hán liên tục, diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do thiếu nước ngày càng gia tăng, dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có tới 3.000 ha đất lúa bị thiếu nước. Để có thể khắc phục được tình trạng trên, người dân có thể bám ruộng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết hạn hán là yêu cầu bức thiết được đặt ra.

Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các địa phương (trồng thử nghiệm các giống cây rau màu như: ngô, đậu xanh, dưa hấu,…). Hiệu quả kinh tế của các mô hình này đã được khẳng định, nhưng nhìn chung còn thiếu tính bền vững và nhân rộng ra sản xuất đại trà.

Do vậy cần quy hoạch, xây dựng được phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tạo việc làm và tăng thu nhập để cải thiện đời sống cho người nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đạt năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản hàng hóa tạo ra; gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và liên kết thị trường tiêu thụ, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo sản xuất có hiệu quả.

Để giải quyết vấn đề đặt ra, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng Đề án phát triển bền vững cây ăn quả tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025 đáp ứng các mục tiêu:

- Phát triển cây ăn quả theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, ứng dụng công nghệ cao; Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khuyến khích trồng một số loại cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hình thành và phát triển các cơ sở, nhà máy bảo quản, chế biến các loại quả trên phạm vi toàn tỉnh.

Đề án được triển khai sẽ đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu: (1) Về kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng trưởng GRDP ngành trồng trọt, sản xuất cây ăn quả và tăng tỷ trọng ngành cây ăn quả trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng thu nhập cho lao động tham gia sản xuất cây ăn quả. (2) Về xã hội: Tạo nhiều việc làm cho lao động tại chỗ và thu hút lao động về nông thôn, miền núi; góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. (3) Về môi trường: Đảm bảo môi trường xanh, bồi bổ và bảo vệ đất đai, nguồn nước; lưu giữ khí các bon, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Với kết quả mà đề án phát triển cây ăn quả đem lại sẽ góp phần phát triển bền vững, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025./.

Nguồn: https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.732.714
Truy cập hiện tại 793