Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trình Thủ tướng Chính phủ đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia
Ngày cập nhật 30/09/2022

Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị, Bộ Tài nguyên đã xây dựng Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, mục tiêu chung là chủ động, nâng cao khả năng tiếp cận số lượng, chất lượng để duy trì sinh kế, đời sống con người, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, phòng chống thảm họa thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo quốc phòng và an ninh với chi phí hợp lý thông qua việc thực hiện đổi mới thể chế, chính sách có tính chất then chốt. Đồng thời, thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình nhằm chủ động nguồn nước trong mọi tình huống, ứng phó với các sự cố cạn kiệt, suy thoái nguồn nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước từ nước ngoài, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, quản trị ngành nước trên cơ sở chuyển đổi số.

Đến năm 2030, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu an ninh tài nguyên nước quốc gia như sau: 20% các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt được xử lý, phục hồi, phục vụ cấp nước, bảo vệ môi trường sinh thái; kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước; nâng cao năng lực khai thác, sử dụng của các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ trên 60%; giảm 20% lượng nước thất thoát trong quá trình chuyển dẫn; 100% các sông liên tỉnh được công bố dòng chảy tối thiểu; 100% hạ lưu các hồ chứa lớn được kiểm soát, công bố dòng chảy tối thiểu; 80% lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn cho người dân, cải thiện việc cung cấp dịch vụ cấp nước đô thị, nông thôn, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư đô thị đạt 95%-100%, nông thôn đạt 93%-95%; đảm bảo tối thiểu 30% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến và diện tích cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đảm bảo trên 50% cơ sở sản xuất công nghiệp có giải pháp tái sử dụng nước, giảm thiểu tối đa thất thoát, lãng phí nước; 90% hồ chứa thuỷ điện lớn được bổ sung nhiệm vụ tham gia phòng lũ, cấp nước cho hạn du và điều tiết vận hành theo thời gian thực; mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đô thị, thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 80%; 98% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 50% tổng lượng nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 80% tổng lượng nước thải tại các làng nghề được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 20-30% nước thải đô thị sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và các nhu cầu khác; nâng cao chất lượng trông rừng, chú trọng phát triển trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo giữa tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%-43%.

 

Đồng thời, để đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, đến năm 2030 dự kiến thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách, cơ chế tài chính ngành nước theo hướng quản trị thông minh; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành nước và điều chỉnh nhu cầu sử dụng nước theo hiệu quả sử dụng nước. Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ, phát triển, điều hoà phân bổ tài nguyên nước đảm bảo chủ động nguồn nước cấp cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất. Thứ ba, chủ động kế hoạch sử dụng nước trên sông xuyên biên giới trên cơ sở giám sát, hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước trong việc chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, vận hành khai thác nguồn nước. Thứ tư, tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác. Thứ năm, nâng cao năng lực ứng phó tác động biến đổi khí hậu và các rủi ro khác liên quan đến nước. Thứ sáu, tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước trong thu gom, xử lý nước thải và thoát nước. Thứ bảy, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ; Thứ tám, xây dựng, vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia; Thứ chín, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.793.599
Truy cập hiện tại 1.012