Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tổ chức lại sản xuất và kinh doanh nông sản thông qua các hình thức liên kết và hợp tác
Ngày cập nhật 03/06/2021

Ngày 20/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Cục Thú y.


Toàn cảnh buổi làm việc

 

Tại buổi làm việc, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết: Ước tính, tổng sản lượng thủy sản tháng 4/2021 đạt 687,2 ngàn tấn (tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó sản lượng khai thác 357,7 ngàn tấn (tăng 2,2%), sản lượng nuôi trồng thủy sản 329,6 ngàn tấn (tăng 1,9%). Lũy kế đến hết tháng 4/2021, tổng sản lượng ước đạt 2.484,9 ngàn tấn (tăng 2,1% so với cùng kỳ 2020; bằng 28,9% kế hoạch 2021), trong đó sản lượng khai thác 1.215,1 ngàn tấn (tăng 1,4%), sản lượng nuôi trồng thủy sản 1.169,9 ngàn tấn (tăng 2,8%). Tổng cục Thủy sản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sản xuất thủy sản, tập trung nhóm sản phẩm chủ lực tôm nước lợ, cá tra đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản; đảm bảo an ninh thực phẩm phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa trong bối cảnh dịch Covid vẫn tiếp diễn khó lường.

Về vấn đề cảng cá, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng cho biết: Cả nước hiện có 80 cảng cá, tuy nhiên vẫn chưa có cảng cá tiêu chuẩn, cũng chưa có khu du lịch và đào tạo tại các cảng này như một số quốc gia Đài Loan, Nhật Bản. Nhiều cảng cá cơ sở hạ tầng còn kém nên tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thủy sản. Hầu hết các cảng cá tại Việt Nam chưa có hệ thống xử lý môi trường hoặc nếu có thì vận hành rất hạn chế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Các cảng cá tại Việt Nam cần phải được tổ chức lại. Cần biến tăng trưởng đơn giá trị thành tích hợp đa giá trị. Việt Nam có thể học tập mô hình cảng cá của Nhật Bản và trước mắt có thể làm thí điểm. Ngành thủy sản cần nỗ lực xây dựng nghề cá có trách nhiệm.

Theo Cục Chăn nuôi, thể chế, pháp lý trong lĩnh vực chăn nuôi đã cơ bản hoàn thiện, đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi hiện đại, bền vững với Luật Chăn nuôi, 02 Nghị định, 05 Thông tư, 01 Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 kèm theo Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định này. Thời gian tới, ngành chăn nuôi hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị với mã định danh quốc gia cùng với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng các tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với vai trò của doanh nghiệp làm trọng tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất theo chuỗi tuần hoàn, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng hữu cơ truyền thống. Xác định đúng thị trường, nhận diện được tiềm năng, hỗ trợ kịp thời và xác nhận cho các chuỗi giá trị cho sản phẩm thương hiệu quốc gia, vùng, OCOP và sản phẩm đặc hữu. Các doanh nghiệp được coi là nòng cốt trong các chuỗi, cần chủ động đổi mới hình thức tổ chức sản xuất-kinh doanh, trong đó xác định rõ nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh liên kết với nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, ASEAN GAHP ... để cung ứng các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của các thị trường.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngành nông nghiệp Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại, tổ chức lại sản xuất và kinh doanh nông sản thông qua các hình thức liên kết và hợp tác kết hợp với đào tạo người nông dân, chuyển từ mục tiêu “hỗ trợ kinh tế hộ” sang “hỗ trợ kinh tế tập thể”, tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp. Ngành nông nghiệp cần luôn hướng tới lợi ích của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam.

 

Bộ NN&PTNT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.759.138
Truy cập hiện tại 867