Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chuyển biến về vệ sinh an toàn thực phẩm: Mừng nhưng chưa hết lo
Ngày cập nhật 09/03/2020

Những chuyển biến đáng ghi nhận về vệ sinh thực phẩm chỉ mới là bước đầu và những vụ đùi gà hết hạn, nội tạng bẩn, đông dược kém chất lượng... vừa qua cho thấy vẫn rất cần thêm những nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng.


 

 

Tại hội nghị toàn quốc về an toàn thực phẩm tổ chức hôm 11-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo rất nhiều tin vui: 3 năm tính từ 2017 không phát hiện vụ thịt tồn dư hóa chất nào, tình trạng "lợn 2 chuồng, rau 2 luống" (luống sạch nhà ăn, luống bẩn đem bán) giảm hẳn, lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhập về giảm gần một nửa, diện tích nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tăng mạnh, có nơi tăng hơn 10 lần so với năm 2017.

Trong 3 năm qua đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư cơ sở giết mổ sạch. Xuất khẩu nông sản năm 2019 đạt 41 tỉ USD, nhiều nông sản Việt Nam đã vượt được hàng rào kỹ thuật của các thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ.

Điều đó chứng tỏ nguồn cung thực phẩm ra thị trường đã có chuyển biến về chất lượng và vệ sinh an toàn tốt hơn. Dù vậy nỗi lo về thực phẩm bẩn chưa phải đã hết, nhất là trong dịp tết này.

Lo, bởi theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, 15 ngày đầu tiên "ra quân" xử lý vi phạm thực phẩm dịp tết, cơ quan chức năng đã xử lý 1.000 vụ vi phạm, đặc biệt những vụ lớn như bắt 12 tấn nội tạng động vật bốc mùi, 115 tấn đông dược bảo quản bằng diêm sinh độc hại, rồi phát hiện lô đùi gà Hàn Quốc hết hạn sử dụng đã 1 năm bị tẩy hạn dùng dán hạn mới... 

Gần đây, cơ quan chức năng tiếp tục bắt giữ những vụ việc như chích tạp chất vào tôm, tỉ lệ rau trái còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn cao hơn nhiều nước Đông Nam Á.

Chính vì thế, mặc dù 3 năm qua hoạt động kinh doanh theo chuỗi đã được mở rộng, nhưng chợ hạng ba (chợ do xã, phường quản lý) đang chiếm tới 84% tổng số chợ và còn 26% thịt tươi sống bán ở chợ hạng ba chưa được kiểm dịch. Trong khi đó, lưu thông hàng hóa chính ở nông thôn vẫn là kênh chợ truyền thống.

Việt Nam vẫn có trên 8 triệu hộ sản xuất thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn do điều kiện sản xuất, chế biến không đồng nhất. Vẫn còn xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm lớn, như vụ ngộ độc rượu làm 10 người chết, 150 người nhập viện ở Lai Châu... 

Trong khi đó chi cho thực phẩm, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng, chiếm đến 32% thu nhập của người Việt. Dịp tết này, nhu cầu ấy còn tăng mạnh gấp nhiều lần so với ngày thường.

Và cùng với nhu cầu tăng là nỗi lo gia tăng thực phẩm bẩn. Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu chuyển biến về kiểm soát an toàn thực phẩm phải rõ nét, thực chất hơn nữa, xử lý sai phạm về an toàn thực phẩm phải nghiêm, không xử lý hình sự thì xử lý hành chính, không bỏ qua vi phạm nào. 

Chính phủ cũng đã cho phép TP.HCM duy trì Ban quản lý an toàn thực phẩm trong 3 năm tới với yêu cầu thành phố đông dân nhất nước phải đạt an toàn thực phẩm tốt nhất.

Các bà nội trợ chưa lúc nào hết lo chuyện bữa ăn, mà nguồn cơn cũng bởi lo an toàn thực phẩm, năm nào cũng "đến hẹn lại bẩn" trong dịp tết và lễ hội. 

Những chuyển biến đáng ghi nhận về vệ sinh thực phẩm chỉ mới là bước đầu và những vụ đùi gà hết hạn, nội tạng bẩn, đông dược kém chất lượng... vừa qua cho thấy vẫn rất cần thêm những nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng.

 

Bộ NN&PTNT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.798.419
Truy cập hiện tại 367