Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Các quy định của thị trường rau quả EU
Ngày cập nhật 02/05/2019

EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới. Mặc dù lượng rau quả nhập khẩu của EU chiếm khoảng 50% nhập khẩu rau quả thế giới, nhưng lượng rau quả nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,08% lượng nhập khẩu của EU.

Các quy định của thị trường rau quả EU

 

 

Việc nhập khẩu nông sản vào thị trường EU chủ yếu thông qua Hà Lan do Hà Lan được coi là cửa ngõ để vào thị trường EU đối với các mặt hàng rau quả. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn xuất khẩu vào EU cần có kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ ở Hà Lan để có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu các mặt hàng rau quả vào Hà Lan và qua đó vào EU. Bên cạnh đó, Việt Nam còn rất nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Bắc và Tây Âu và các nước thành viên Đông Âu mới.

Thuế nhập khẩu

Hệ thống thuế quan áp dụng cho hàng hóa của các nước EU được chia thành ba loại thuế chính: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng và thuế hàng hóa được áp dụng theo quy định của từng thị trường riêng lẻ. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các nước ngoài Liên minh Châu Âu, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng chung cho tất cả các thị trường thuộc EU. Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ khác nhau. Đối với các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang được hưởng mức thuế suất GSP. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo và tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng rau quảxuất khẩu của Việt Nam tại trang web sau:

http://exporthelp.europa.eu/thdapp/display.htm?page=form%2fform_MyExport.html&docType=main&languageId=en.

 

Quy định bắt buộc

Khi xuất khẩu rau quả sang thị trường EU, công ty xuất khẩu sẽ phải chú ý tuân thủ một số quy định bắt buộc của thị trường này. Trong số các quy định dưới đây, doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý tới loại nguyên liệu/ sản phẩm được áp dụng theo quy định. Những quy định bắt buộc có thể kể đến như: các quy định về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng nhiễm bệnh, thành phần thực phẩm, bao bì, nhãn mác hàng hóa…

Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong Luật thực phẩm của EU. Luật thực phẩm chung EU được coi là khung pháp lý quan trọng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trên thị trường này. Để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và để cho phép thực hiện các hành động phù hợp trong trường hợp thực phẩm không an toàn, các sản phẩm thực phẩm phải được truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi cung cấp và những rủi ro về nhiễm bệnh cần phải được hạn chế. Một khía cạnh quan trọng để kiểm soát các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm là xác định các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) thông qua việc thực thi các nguyên lý về quản lý thực phẩm. Một khía cạnh quan trọng khác nữa là các sản phẩm thực phẩm phải tuân theo các quy định kiểm soát chính thức. Những sản phẩm bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường EU.

 

Sử dụng giới hạn các loại thuốc bảo vệ thực vật

EU đã quy định mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRLs) được sử dụng trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Đối với các sản phẩm rau quả tươi, tuân thủ chặt chẽ theo các quy định về MRLs và ngăn ngừa tình trạng nhiễm vi khuẩn là những điều kiện tiên quyết khi muốn thâm nhập thị trường EU. Các sản phẩm có chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc có hàm lượng cao hơn mức cho phép sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý rằng người mua hàng ở một số nước thành viên EU sử dụng quy định về MRLs nghiêm ngặt hơn cả quy định chung của thị trường EU. Hầu hết các siêu thị đều có các tiêu chuẩn riêng của họ (quy tắc) liên quan đến vấn đề thuốc bảo vệ thực vật và thường nghiêm ngặt hơn so với các quy định chung. Do đó, doanh nghiệp cần kiểm tra lại với khách hàng của mình những quy định được áp dụng cho sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu.

Để tìm kiếm thông tin về MRLs áp dụng cho sản phẩm của bạn, bạn có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của EU về MRLs. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm của bạn và loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng, sau đó cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị danh sách MRLs liên quan đến sản phẩm và loại thuốc bảo vệ thực vật của bạn. Tham khảo thêm thông tin trên trang web sau: 

http://ec.europa.eu/food/plant/pesticides/eu-pesticides-database/public/?event=homepage&language=EN

Để giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, doanh nghiệp có thể áp dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). IPM là chiến lược kiểm soát dịch hại nông nghiệp sử dụng các thực tiễn kiểm soát tự nhiên như nhập các loại đối thủ tự nhiên của loài dịch bệnh gây hại. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần quản lý việc phun hóa chất. Bạn càng ít sử dụng hóa chất, sản phẩm của bạn sẽ càng có vị thế cao trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra lại với các khách hàng về những quy định bổ sung của họ đối với MRLs và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu vào thị trường EU

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh gây hại cho môi trường, EU hạn chế sử dụng một số loại hóa chất nhất định (MRLs), được quy định trong một số Quy định và Hướng dẫn của EU. Sản phẩm của bạn sẽ phải tuân thủ theo các quy định về kiểm soát chính thức. Những hoạt động kiểm soát này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng tất cả thực phẩm nhập khẩu vào thị trường EU an toàn, cũng có nghĩa là tuân thủ theo các quy định được áp dụng cho sản phẩm. Có ba loại kiểm tra khác nhau:

  • Kiểm tra chứng từ tài liệu
  • Kiểm tra nhãn mác
  • Kiểm tra vật lý

Trong trường hợp EU liên tục phát hiện những sản phẩm cụ thể có nguồn gốc từ một nước nào đó không tuân thủ theo quy định, EU sẽ quyết định thực hiện kiểm soát với mức độ dày đặc hơn hoặc đặt vào tình trạng áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Các biện pháp kiểm soát có thể được tiến hành ở tất cả các bước nhập khẩu và tiếp thị sản phẩm trên thị trường EU. Tuy nhiên, hầu hết công tác kiểm tra sẽ được thực hiện ở điểm đến khi sản phẩm nhập khẩu vào thị trường. Ngoài ra, trong trường hợp này, sản phẩm chỉ có thể nhập khẩu dưới những điều kiện hết sức chặt chẽ như phải kèm theo một giấy chứng nhận y tế và một báo cáo kiểm định chất lượng.

Những sản phẩm từ các nước liên tục vi phạm quy định sẽ được đưa vào danh sách trong Phụ lục Icủa Quy định (EC) số 669/2009 (tham khảo tại http://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?qid=1404738340673&uri=CELEX:02009R0669-20140401).

Đối với nhà nhập khẩu các sản phẩm rau quả tươi, truy xuất nguồn gốc là một yêu cầu bắt buộc. Để đáp ứng quy định này, nhà nhập khẩu EU sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp bằng chứng về xuất xứ của tất cả các loại rau quả tươi.

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định và thủ tục của thị trường EU. Nếu không tuân thủ theo các thủ tục có thể sẽ gây ra việc trì hoãn hoặc giảm đơn hàng, tăng chi phí và dẫn đến việc các cơ quan chức năng của EU áp dụng các hình thức kiểm soát. Với sản phẩm rau quả tươi, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các tài liệu đi kèm (như vận đơn) phải tương ứng với sản phẩm thực phẩm trong kiện hàng và có chỉ rõ số lượng, loại và kích cỡ, số pallet hoặc thùng, tên của người trồng và khối lượng.

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn gia súc (RASFF - https://webgate.ec.europa.eu/rasff-window/portal/?event=SearchForm) để biết về những sản phẩm bị rút khỏi thị trường và lý do. Khách hàng EU thường sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở các nguyên tắc của HACCP. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng hệ thống HACCP trong thực tiễn hàng ngày. Doanh nghiệp có thể tư vấn về các quy định kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu để xác định mức độ kiểm soát được áp dụng cho sản phẩm của mình. Danh sách này thường được cập nhật rất thường xuyên.

 

http://xttm.mard.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.810.526
Truy cập hiện tại 1.632