Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Ngày cập nhật 13/09/2023

24/03/2023

 
 

1. Tìm hiểu về người khuyết tật:

Người khuyết tật (NKT) là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

NKT có các dạng tật như: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.

NKT được phân định thành các mức độ khuyết tật khác nhau: NKT đặc biệt nặng: là NKT dẫn tới mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và các việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, giúp đỡ, chăm sóc hoàn toàn. NKT nặng: là người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số các hoạt động như đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sin hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, chăm sóc, giúp đỡ. NKT nhẹ: Là những người không thuộc hai trường hợp nói trên.

NKT có khó khăn về tài chính: theo Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017, NKT có khó khăn về tài chính là NKT thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

2. Chính sách của Nhà nước đối với NKT:

Luật NKT năm 2010 xác định các chính sách của Nhà nước đối với NKT, như sau: Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về NKT; phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật; bảo trợ xã hội; trợ giúp NKT trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ NKT là trẻ em, người cao tuổi; Lồng ghép chính sách về NKT trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tTạo điều kiện để NKT được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng; đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc NKT; khuyến khích hoạt động trợ giúp NKT; tạo điều kiện để tổ chức của NKT, tổ chức vì NKT hoạt động; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp NKT; xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về NKT.

* Một số chính sách đối với NKT:

- Trợ cấp xã hội hàng tháng: NKT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm: NKT đặc biệt nặng, trừ trường hợp NKT đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội; NKT nặng.

- Chính sách TGPL đối với NKT:

NKT có khó khăn về tài chính được TGPL miễn phí trong các lĩnh vực pháp luật (trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại), gồm các hình thức TGPL sau: tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật; đại diện ngoài tố tụng.

Giấy tờ chứng minh là NKT có khó khăn về tài chính được TGPL là một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận (GCN) hộ cận nghèo kèm theo GCN khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp; Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.

Trung tâm TGPL NN tỉnh phối hợp Đoàn khối Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức TGPL lưu động cho người khuyết tật

NKT được TGPL có các quyền:

. Được TGPL mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu TGPL.

. Được thông tin về quyền được TGPL, trình tự, thủ tục TGPL khi đến tổ chức thực hiện TGPL và các cơ quan nhà nước có liên quan.

. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL.

. Lựa chọn một tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện TGPL khi người đó thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện TGPL.

. Thay đổi, rút yêu cầu TGPL.

. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

. Khiếu nại, tố cáo về TGPL theo quy định của Luật TGPL và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, NKT được TGPL có nghĩa vụ: Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL; hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc TGPL và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó; tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc TGPL; không yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác TGPL cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện TGPL thụ lý, giải quyết; chấp hành pháp luật về TGPL và nội quy nơi thực hiện TGPL.

Tổ chức thực hiện TGPL cho NKT có khó khăn về tài chính gồm:

. Trung tâm TGPL tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

. Các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL (danh sách do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố công bố).

 

https://pbgdpl.tiengiang.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.771.913
Truy cập hiện tại 387