Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Tăng cường chỉ đạo sản xuất và quản lý các đối tượng dịch hại trước trong và sau tết Nguyên Đán Kỷ Hợi
Ngày cập nhật 31/01/2019

Vụ Đông Xuân 2018-2019, toàn huyện kế hoạch gieo cấy khoảng 360 ha lúa. Đến nay đã gieo cấy khoảng 355 ha, nhìn chung cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Hiện nay một số đối tượng  gây hại trên một số cây trồng chính như sau:

1. Cây lúa nước:

-  Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm khoảng 04 ha, mật độ 1-3 con/m2, giai đoạn ốc non;

- Chuột gây hại tỷ lệ 3-5%, nơi cao 5-7%.

2. Cây Ăn quả có múi:

- Bệnh  bệnh muội đen, sâu đục thân, rệp, sâu vẽ bùa phát sinh và gây hại, mật độ và tỷ lệ thấp.

3. Cây Cao su:

- Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo, Corynespora phát sinh và gây hại.

- Bệnh đốm lá, héo đen đầu lá gây hại cục bộ, tỷ lệ thấp.

4 Cây rau màu:

- Sâu ăn lá, bọ nhảy, gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên - Huế, từ ngày 28-31/1/2019 tại Thừa Thiên - Huế sẽ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa, có khả năng rét đậm ảnh hưởng đến diện tích lúa đã gieo sạ và tiến độ gieo trồng một số cây trồng khác như: Ngô, rau màu và đậu các loại. Các đối tượng sinh vật tiếp tục phát sinh phát triển, tích lũy và gây hại gia tăng mật độ, tỷ lệ hại trên đồng ruộng.

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2018-2019 và hạn chế ảnh hưởng do mưa rét, các đối tượng sinh vật phát sinh phát triển gây hại nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các xã quan tâm chỉ đạo các ngành, các thôn triển khai thực hiện một số nội dung sau:

- Đối với cây lúa:

+ Tiếp tục chỉ đạo gieo cấy hết diện tích theo kế hoạch đảm bảo khung lịch thời vụ;  tranh thủ thời tiết tạnh ráo hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm đối với diện tích lúa đang đẻ nhánh nhằm đảm bảo mật độ, bón phân thúc sớm, nhất là tăng cường bón thêm phân kali để cây lúa phát triển khỏe và giữ ấm cho cây lúa khi nhiệt độ xuống thấp.

+ Vận động nông dân thường xuyên kiểm tra giám sát đồng ruộng, theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, quan tâm đến các đối tượng sinh vật gây hại như rầy lưng trắng (môi giới truyền bệnh lùn sọc đen), bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm, ốc bươu vàng, gây hại các vùng thấp trũng.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi dịch hại phát sinh chưa đến ngưỡng phòng trừ để bảo vệ các loài sinh vật có ích (thiên địch); hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), mô hình SRI.

+ Tăng cường kiểm tra việc buôn bán và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); phát hiện, xử lý kịp thời những trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, nhằm đảm bảo quyền lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất.

     - Cây Ăn quả có múi:

+ Hướng dẫn nông dân thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành sâu bệnh, khơi thông hệ thống thoát nước.

+ Tiến hành chăm sóc, bón phân cho cây khi thời tiết thuận lợi.

+ Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh muội đen, sâu đục thân trên cây ăn quả; bệnh xì mủ, thối gốc để xử lý sớm.

- Đối với cây cao su:

+ Cần khai thác đúng kỹ thuật, xử lý sớm các bệnh như xì mủ, loét sọc mặt cạo.

          + Kiểm tra bệnh Corynespora  để có biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời.

          - Đối với cây rau màu:

+ Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ làm đất, chuẩn bị hạt giống rau, màu để gieo trồng đảm bảo khung lịch thời vụ. Trước khi gieo trồng cần làm đất kỹ, lên luống cao, tránh ngập nước khi có mưa lớn, tăng cường chăm sóc, làm cỏ, bón phân thích hợp cho từng loại rau, màu các loại.

Tập tin đính kèm:
UBND huyện Nam Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.797.141
Truy cập hiện tại 141