Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động đã được thông qua
Ngày cập nhật 22/09/2022

Tại phiên họp thứ 9, chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 01 tháng và trong 01 năm của người lao động. Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.  

 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã khống chế khung làm thêm 200 giờ mỗi năm và nới số giờ tối đa trong tháng lên đến 40 giờ.

Tuy nhiên, dựa vào nhu cầu thực tế, tại phiên họp thứ 9, chiều ngày 23/3 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt nhất trí thông qua Quy định người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/ năm. Báo cáo thêm tại phiên làm việc, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung một lần nữa nhấn mạnh rằng việc đề xuất nâng giờ làm thêm căn cứ nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp. Hơn nữa, thực tế do sức ép đơn hàng nên doanh nghiệp vẫn “ngấm ngầm” thoả thuận trực tiếp với người lao động để tiến hành làm thêm, dẫn đến quyền lợi của người lao động không được bảo đảm. Bày tỏ đồng tình với ý kiến của cơ quan thẩm tra là Ủy ban Xã hội về hầu hết các nội dung, tuy nhiên, về thời giờ làm thêm, Bộ trưởng  Đào Ngọc Dung đề nghị cho giữ phương án như dự thảo là thời gian làm thêm giờ trong tháng không quá 72 giờ.
Lý do đề xuất giữ nguyên thời gian làm thêm giờ như vậy vì nghị quyết chỉ quy định về trần tối đa các bên có thể thỏa thuận để làm thêm giờ chứ không phải đó là thời gian làm thêm giờ người lao động phải thực hiện.
Các trường hợp là người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được loại trừ với quy định này.
Về số giờ làm thêm trong 01 tháng, Nghị quyết nêu rõ trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động, được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.
Ngoài ra, không áp dụng quy định này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Nghị quyết vừa được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2022, riêng quy định về số giờ làm thêm trong một năm có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.919.259
Truy cập hiện tại 2.206