Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Phối hợp trong phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Ngày cập nhật 04/09/2019
(Chinhphu.vn) – Bộ Tư pháp đang dự thảo Quy chế phối hợp trong phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
 
Theo dự thảo, việc phối hợp dựa trên nguyên tắc sau: Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế một cách chủ động, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam. Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ đảm bảo bí mật Nhà nước, bí mật thông tin trong toàn bộ quá trình phòng ngừa và giải quyết tranh chấp theo quy định của tố tụng và quy định của pháp luật. Cơ quan chủ trì và Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng nguyên tắc này.
 
Dự thảo đã đề xuất nội dung cụ thể về phối hợp trong phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế như sau: Ngay sau khi nhận được vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan giải quyết vướng mắc cung cấp cho cơ quan quản lý đầu tư ở trung ương bản sao toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan về khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài. Cơ quan quản lý‎ đầu tư ở trung ương có trách nhiệm rà soát thông tin, tài liệu nhận được về khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài và quá trình giải quyết khiếu nại đó và thông tin cho Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ kèm theo các tài liệu liên quan nếu phát hiện: Biện pháp bị khiếu nại hoặc tham vấn có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, hiệp định đầu tư hoặc cam kết khác với Nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư nước ngoài; không thể giải quyết dứt điểm khiếu nại của Nhà đầu tư nước ngoài; có khả năng phát sinh vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
 
Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ có trách nhiệm rà soát thông tin, tài liệu nhận được, đánh giá khả năng phát sinh tranh chấp và đề xuất biện pháp xử lý gửi Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở trung ương.
 
Dự thảo cũng nêu rõ các nội dung trong phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bao gồm: Cử công chức có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu. Tham gia tham vấn, thương lượng, hòa giải các bất đồng, mâu thuẫn với Nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế. Thu thập và cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong các giai đoạn tố tụng của trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền. Thực hiện, phối hợp xử lý các nội dung liên quan đến phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế hay của cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.779.249
Truy cập hiện tại 975