Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử : Thiếu cơ chế bảo mật thông tin
Ngày cập nhật 20/08/2019

Làm thế nào để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử khi mà hệ thống pháp luật thiếu vắng những quy định về kinh tế chia sẻ và bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?

 

Nhiều thuận tiện
Khi công nghệ phát triển, các giao dịch dân sự trên internet - tức là các hợp đồng điện tử ngày càng phát triển. Hợp đồng điện tử giúp các bên thuận tiện hơn trong thỏa thuận và giao kết, thậm chí còn có thể giúp cài đặt chế độ tự động thực hiện trách nhiệm, giao dịch trong tương lai. Tuy vậy, hợp đồng điện tử cũng có nhiều bất tiện, rủi ro mà các bên phải tính đến, như hiệu lực của hợp đồng, bảo mật dữ liệu chống bị tấn công, trộm cắp hay hủy hoại, quyền riêng tư, việc thu thập, phân tích thông tin cá nhân trái phép từ bên thứ 3…
Trên môi trường mạng, người dân được đăng ký nhiều tên và tài khoản sử dụng khác nhau tại từng website hay ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh hoặc tham gia giao dịch hợp đồng điện tử dưới dạng ẩn danh, vô danh. Theo đó, hầu hết các bên trong hợp đồng sẽ không gặp gỡ trực tiếp mà sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ giao tiếp và ký kết. Hiện việc định danh được thực hiện qua xác thực bằng số điện thoại; sử dụng chữ ký số; xác định qua mã OTP, xác thực giao dịch sinh trắc học…
Như vậy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các bên giao kết hợp đồng điện tử cũng rất quan trọng, phải bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ, dữ liệu giao dịch, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Điều này cũng có nghĩa là bên thứ 3 - cung cấp hạ tầng, dịch vụ internet, viễn thông là một chủ thể quan trọng liên quan đến hợp đồng điện tử. Không chỉ chịu trách nhiệm cung cấp hạ tầng, dịch vụ, bên thứ 3 còn cung cấp dữ liệu, thông tin kỹ thuật liên quan đến hợp đồng điện tử nếu cơ quan xử lý tranh chấp yêu cầu.
Hợp đồng điện tử trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 với công nghệ vạn vật kết nối sẽ có sự thay đổi khi phương tiện giao kết hợp đồng không dừng lại ở máy tính, điện thoại thông minh… mà sẽ được thực hiện bất cứ thiết bị nào có kết nối internet hoặc mạng viễn thông. Như vậy, sẽ có nhiều vấn đề pháp lý mới được đặt ra từ xác định chủ thể hợp đồng, phân định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia…
 
 
 
Tiềm ẩn nhiều rủi ro an ninh
 
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005


Có thể thấy, vấn đề bảo mật và bảo vệ dữ liệu trong hợp đồng điện tử là quan tâm hàng đầu của các bên khi thực hiện hợp đồng điện tử. Và khi nền kinh tế số và Chính phủ điện tử được hình thành với số lượng người dùng internet ngày càng cao thì mỗi ngày có đến hàng triệu giao dịch được thực hiện bằng hợp đồng điện tử. 
Tuy nhiên, Hiến pháp và Bộ luật Dân sự chưa có quy định cụ thể nào về quyền công dân trong xã hội số hoặc liên quan đến internet, ngoài quy định chung chung tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Hiện nay, hầu hết người dân đang sử dụng hộp thư điện tử miễn phí của một số hãng công nghệ lớn trên thế giới. Điều này không chỉ gây thất thu thuế từ hoạt động quảng cáo mà còn tiềm ẩn rủi ro mất an ninh, an toàn cá nhân cũng như an ninh quốc gia. Trưởng phòng Pháp chế Tổ hợp Samsung Việt Nam, luật sư Trần Anh Huy cho rằng, cần Hiến định về quyền công dân trong việc tiếp cận, khai thác và sử dụng internet; đồng thời bổ sung các nội dung liên quan đến cơ chế hoạt động của nền kinh tế chia sẻ tại Bộ luật Dân sự, cũng như pháp luật về thương mại điện tử. Chẳng hạn như người dân tham gia phân phối, kinh doanh, bán hàng hóa dịch vụ theo hình thức kinh tế chia sẻ thì các tiêu chuẩn công nghệ bảo vệ quyền lợi, bảo mật dữ liệu, trong đó có thông tin cá nhân, thu nhập sẽ được điều chỉnh như thế nào?
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện, hệ thống hóa pháp luật về thương mại điện tử. Hiện ngoài Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, hoạt động thương mại điện tử còn bị chi phối bởi rất nhiều văn bản khác như Luật Quảng cáo, Luật Cạnh tranh… Chỉ tính Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử thì có tới 20 nghị định và trên 100 thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Có quá nhiều văn bản pháp luật như vậy sẽ gây khó khăn trong việc nắm bắt và tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.
Hơn thế, cũng không hiếm các quy định cứng nhắc, không thể tổ chức triển khai như quy định về giá trị khuyến mại, thời gian thực hiện khuyến mại…; hoặc có những quy định không thực hiện được do Bộ Công thương chưa ban hành quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến trên website thương mại điện tử.

 

http://thutuchanhchinh.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.782.974
Truy cập hiện tại 650