Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY (Từ ngày 15 đến ngày 21/01/2019)
Ngày cập nhật 22/01/2019
. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

Cây trồng

Kế hoạch (ha)

Đã gieo trồng (ha)

Giai đoạn sinh trưởng

Cây lúa

Vụ Đông Xuân 2018-2019

 

360

 

DT đã cấy/sạ: 230

Lúa sạ, cấy:

+ 3 lá: 05 ha

+ Mới gieo-mũi chông: 50 ha

Đậu các loại

75

15

 

Cây ngô

150

27,3

Mới gieo

Cây sắn

Năm 2018

 

Năm 2019

 

600

 

725

 

Đã trồng mới 60ha

Năm 2018

Thu hoạch: 655 ha

Phát triển củ:

 

Cây ăn quả

 

Tổng DT: 81,3

Phát triển thân cành, phân hóa mầm hoa

Rau các loại

 

70-80

 

42

Phát triển thân lá:

Mới gieo: 10 ha

Cây Dứa

 

Tổng DT: 05

Phát triển thân lá

Cây Mía

25

Tổng DT: 25

Kinh doanh: 05 ha

KTCB: 20 ha

Cây cao su

 

Tổng DT: 3.110

Kinh doanh: 2.900 ha

 

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây lúa

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 03 ha, mật độ 1-3 con/m2, nơi cao 5-7 con/m2.

- Chuột: Hại cục bộ những ruộng ven đồi núi, tỷ lệ hại rãi rác.

- Các đối tượng sinh vật gây hại khác mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

 

2. Cây cao su

- Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 220 ha (giảm 10 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh 5-7% (rãi rác toàn huyện).

- Bệnh rụng lá Corynespora: Diện tích nhiễm 25 ha (tăng 10 ha so với tuần trước, tỷ lệ hại 10-20% (Phú Mậu-Hương Phú; A Kỳ- Thượng Long).

- Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh đốm lá, nức võ,… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

3. Cây ăn quả có múi:

- Các đối tượng gây hại như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, bệnh muội đen, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

4. Cây trồng khác (rau, sắn, hồ tiêu, …): Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi quản lý và dự tính dự báo thời gian tới.

III. DỰ KIẾN SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI         

1. Trên mạ và lúa gieo sạ:

          - Bệnh đạo ôn lá phát triển gây hại trên các giống nhiễm (Xi23, X21,…) khi thời tiết tạnh ráo, nắng ấm. Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên diện tích mới gieo sạ. Chuột gây hại gia tăng mật độ và tỷ lệ hại, nhất là các vùng ven đồi núi. Các đối tượng sinh vật gây hại khác tiếp tục phát triển hại rải rác, cục bộ.

2. Cây trồng khác

- Bệnh Corynespora: Phát sinh lây lan trên diện rộng.

          - Bệnh xì mủ tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh muội đen, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp,... gây hại trên cây ăn quả có múi.

- Bệnh khô đầu lá, sâu ăn lá, bọ nhảy, … gây hại trên cây rau.

IV. ĐỀ NGHỊ

1. Cây lúa:

- Các địa phương chỉ đạo nông dân bón lót đầy đủ các loại phân trước khi gieo, cấy nhằm tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, rét); chăm sóc, tỉa dặm khi thời tiết tạnh ráo để cây lúa phát triển khỏe và sử dụng thuốc trừ cỏ an toàn, hiệu quả.

- Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý kịp thời.

- Tiếp tục chỉ đạo diệt chuột và ốc bươu vàng để hạn chế mật độ và lây lan.

2. Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

3. Cây ăn quả: Vệ sinh, cắt tỉa các cành cây sát mặt đất, cành vượt,... tạo độ thông thoáng; khơi thông hệ thống thoát nước. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và dự tính dự báo chủ động phòng trừ kịp thời.

4. Cây trồng khác (rau, sắn, lạc,…):

Chỉ đạo làm đất để gieo trồng đúng lịch thời vụ. Hướng dẫn nông dân sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng để gieo trồng. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, an toàn thực phẩm. 

Tập tin đính kèm:
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Nam Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.207.435
Truy cập hiện tại 578