Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Say nóng (Heat stroke)
Ngày cập nhật 04/09/2018

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong. Do đó chúng ta cần hiểu được trong điều kiện, hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng, say nóng để phòng tránh và cách xử trí khi có người bị say nắng, say nóng, nhất là trong điều kiện thời thời tiết hiện nay theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay tại Thừa Thiên Huế sẽ có từ 5 - 7 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41 - 42oC. Say nóng luôn luôn là một trường hợp cấp cứu và cần được chăm sóc y tế. Vì vậy, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cung cấp các kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện và hướng xử trí khi bị say nắng, say nóng.

Nguyên nhân:

Chịu tác động lâu của nắng gắt và nóng, uống không đủ nước, mặc quần áo quá dày nhiều chất nylon, đậm màu hoặc ở trong phòng chật hẹp đông người, trẻ nhỏ được quyn bọc quá ấm... là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Bình thường bằng việc đổ mồ hôi, cơ thể tìm cách ngăn chặn sự gia tăng thân nhiệt. Nếu quá trình này xảy ra trong một thời gian dài, hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng có thể gây ra mệt mỏi và say nóng.

 Đổ mồ hôi nhiều trong một môi trường nóng gây ra cơ thể bị mất nước, điện giải có thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ngoài ra, các mạch máu của da giãn ra để tăng bề mặt và lưu lượng máu cho việc thải nhiệt của cơ thể. Kết quả là rối loạn hệ thống tim mạch: huyết áp tụt và não không nhận đủ oxy, dẫn đến choáng, trụy mạch.

Yếu tố nguy cơ:

Tuổi (người già và trẻ em);

Các bệnh mãn tính (ví dụ như Tiểu đường);

Rượu hoặc chất kích thích;

Ở trong một môi trường nóng và kín ((xe hơi, xe tăng, máy bay… điều hòa nhiệt độ không hiệu quả); Nơi đông người, chật hẹp và nhiệt độ cao (Hầm mỏ, nhà máy, xưởng...);

Cư trú dài ngày trong môi trường mở, nhưng nhiệt độ > 32oC + độ ẩm không khí > 50%;

Không uống đủ nước.

Biểu hiện (triệu chứng)

Ban đầu cơ thể tăng tiết mồ hôi, người mệt mõi hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực, giai đoạn sau da khô,  tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp, choáng, co giật, ngất…

Có thể nhận biết say nóng do các triệu chứng trên, da nạn nhân nóng đỏ và nghe mô tả các điều kiện môi trường xung quanh nạn nhân.

                                                                      

Xử trí

Say nóng hay có các dấu hiệu cảnh báo của một trường hợp cấp cứu; chúng ta phải ngay lập tức kêu gọi giúp đỡ (Số cấp cứu:: 115) hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. 

Ngay lập tức di chuyển nạn nhân xa nguồn nhiệt (mặt trời, đám đông, xe…) và đưa đến một nơi thoáng mát (vào trong nhà, dưới gốc cây, nơi thông thoáng, dưới một chiếc ô hoặc  một tấm bạt vải bảo vệ từ mặt trời).

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo: Cho nạn nhân nằm ngữa duỗi và nâng cao chân. Cởi bỏ bớt quần áo nạn nhân để họ dễ dàng cử động và tăng thoát nhiệt, quạt mát cho nạn nhân nếu có thể không khí có thể lưu thông.

Lau bằng khăn mát, chườm lạnh ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn,  cổ và trên cơ thể của nạn nhân.

Cho nạn nhân uống nhiều nước pha một chút muối (để cân bằng mất muối) hoặc trà đường, nước quả  dung dịch ORS…

                                                                     

Nếu nạn nhân hôn mê gọi hỏi không đáp ứng: Hãy gọi cấp cứu để được giúp đỡ y tế (ĐT: 115).

Đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiên an toàn và không để anh ta một mình.

Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng lau mát, chườm lạnh trong khi chờ có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế 115.

                                                                     

Các biện pháp phòng ngừa

Trong thời tiết nóng, không ở lại quá lâu trong ánh mặt trời hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.

Luôn trang bị đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ, mũ, kính…

Mặc quần áo thích nghi với thời tiết trong những ngày hè nắng nóng dệt bằng vải bông và tơ, lụa nhưng có màu nhạt.

Uống đủ nước: tối thiểu 2-3 lít nước mỗi ngày.

Tránh uống rượu.

Tránh đám đông trong thời tiết nóng.

Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò ….

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.247.011
Truy cập hiện tại 2.219