Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Đề xuất mở đường bay thẳng từ Việt Nam sang Mông Cổ
Ngày cập nhật 09/12/2019

Ngày 5/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Ulaan Chultem nhân kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Tham dự kỳ họp còn có đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước.


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Ulaan Chultem ký Biên bản Kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học kỹ thuật

 

Tại kỳ họp, hai Bộ trưởng đã thông báo về tình hình kinh tế - xã hội của hai nước trong năm 2019 rất tốt đẹp. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cho biết năm 2019, Việt Nam bước vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội gặp rất nhiều thách thức như chiến tranh thương mại của các nước lớn trên thế giới, biến đổi khí hậu, dịch tả lợn châu Phi…Tuy nhiên, nhờ sự tổng huy động nguồn lực và các nhóm giải pháp của chính phủ để ứng phó với những biến động xảy ra, dự kiến tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2019 đạt khoảng 6,8%-7%. CPI lạm phát cả năm vào khoảng 3%. Quy mô toàn nền kinh tế đạt 270 tỉ USD với mức thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 3.000 USD. Năm nay thương mại xuất khẩu của Việt Nam đạt 525 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ và có mức thặng dư lớn nhất từ trước đến nay, khoảng gần 10 tỉ USD.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2019, nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, nổi lên là tình trạng thời tiết nắng nóng, dịch tả lợn châu Phi, sâu keo mùa thu hoành hành, phá hoại trên diện tích của 14 họ thực vât Việt Nam.

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn trên, ngành nông nghiệp Việt Nam đã thúc đẩy sản xuất các nhóm thực phẩm thay thế, nhờ vậy tăng trưởng ngành duy trì ở mức trên 2% và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay đạt mức kỷ lục trên 41 tỉ USD.

Về phía Mông Cổ, Bộ trưởng Ulaan Chultem cũng cho biết năm nay tăng trưởng GDP của Mông Cổ đạt 7,2% với quy mô nền kinh tế khoảng 20 tỉ USD, tổng kim ngạch thương mại đạt 9,5 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,4 tỉ USD, với ngành khai khoáng là trụ cột. Hiện xuất khẩu nông sản, trong đó xuất khẩu thịt gia súc của Mông Cổ không đáng kể, khoảng 70 nghìn tấn/năm với đàn gia súc đat 80 triệu con. Gia cầm đang phát triển nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước. Mông Cổ nhập khẩu nhiều thực phẩm từ các nước khác, gồm gạo, rau quả, thịt lợn, thịt gia cầm. Chính vì vậy, bên cạnh phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là khoai khoáng, Mông Cổ mong muốn tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nông sản nhiều hơn.

Cả hai bộ trưởng đều cho rằng khả năng thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là thương mại nông sản. Bộ trưởng Ulaan Chultem rất ấn tượng với những thành tưu phát triển nông nghiệp của Việt Nam và mong muốn có sự tăng cường hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nông nghiệp với Việt Nam. Phía Mông Cổ cũng đề xuất Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để Mông Cổ xuất khẩu khoáng sản (than cốc, than đá), thịt và sản phẩm thịt, lông cừu, da dê, thực phẩm chức năng từ xương ngựa Mông Cổ vào thị trường Việt Nam. Ngược lại, phía Mông Cổ cũng có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam gạo, trái cây, hoa quả đóng hộp, dầu thực vật, thủy hải sản, thuốc, thực phẩm chức năng…từ Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết ông rất vui mừng vì ngành khai khoáng của Mông Cổ đã khởi sắc trở lại sau thời gian tác động do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng rất đồng tình với Bộ trưởng Ulaan Chultem về mong muốn phát triển nông nghiệp đại gia súc. Mông Cổ có diện tích đồng cỏ rộng lớn rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Việt Nam rất ủng hộ các sản phẩm của nông dân Mông cổ và sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm nông sản như thịt chín/đông lạnh, da đại gia súc, dược liệu từ Mông Cổ vào Việt Nam. Nếu hai nước giải quyết được con đường giao thông thuận lợi và kiểm soát được tình hình dịch bệnh thì bột thịt bột xương cũng là môt hướng trao đổi thương mại có tiềm năng. Việt Nam cũng có nhu cầu lớn đối với khoáng sản như than đá cho sản xuất điện.

Đặc biệt, tại kỳ họp, hai bộ trưởng đã thống nhất đề xuất với chính phủ hai nước về việc mở đường bay thẳng giữa Việt Nam - Mông Cổ để thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. Bên cạnh đó, hai nước sẽ sớm thúc đẩy việc mở tuyến giao thông đường biển, vì khi có cảng biển, trao đổi hàng hóa hai nước sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

 

Bộ NN&PTNT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.243.569
Truy cập hiện tại 1.015