Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Các nước châu Phi đánh giá cao những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp
Ngày cập nhật 09/12/2019

Ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh đã có buổi tiếp ông Jorge Chediek – Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc.

Tại buổi tiếp, ông Jorge Chediek bày tỏ mong muốn tăng cường sự phối hợp giữa Liên hợp quốc và Việt Nam trong hợp tác Nam – Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm, bài học của mình trong phát triển kinh tế xã hội và hợp tác Nam – Nam trong lĩnh vực NN&PTNT.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Nông nghiệp Việt Nam đóng góp 14,6% GDP quốc gia. Khoảng 66% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp tạo việc làm cho gần 40% lao động và góp phần quan trọng cho xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Năm 2018, ngành nông nghiệp đã đạt được thành tựu nổi bật. Tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt trên 40 tỷ USD. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang xây dựng chiến lược phát triển 10 năm (2021 - 2030) và Kế hoạch 5 năm phát triển ngành nông nghiệp với mục tiêu chung: Phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Về hợp tác Nam – Nam trong khuôn khổ Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực của FAO, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Từ năm 1996 – 2015, Việt Nam đã ký 10 Hiệp định hợp tác ba bên theo chương trình an ninh lương thực (PSSA) với các nước Senegal, Benin, Cộng hòa Công-gô, Madagasca, Lào, Mali, Mô-dăm-bích, Guinea, Tchad và Namibia. Việt Nam đã cử 408 chuyên gia và kỹ thuật viên sang làm việc tại các nước này.

Những bài học kinh nghiệm của Việt Nam được các bạn châu Phi đánh giá cao và đặc biệt quan tâm là: đổi mới về cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách quản lý sử dụng đất, thị trường, chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích liên kết bốn nhà, chính sách đầu tư của chính phủ về cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất (thủy lợi, giao thông nông thôn), chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn toàn diện (Nghị quyết tam nông) với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; đề án tái cấu trúc ngành NN&PTNT; chiến lược tăng trưởng xanh và đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn; các vấn đề hợp tác, hội nhập quốc tế của nông nghiệp Việt Nam và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong NN&PTNT.

Theo đánh giá của các quốc gia và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc FAO, Chương trình PSSA đã có kết quả tốt và cần được duy trì đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong dịp họp Đại hội đồng FAO tháng 6/2019, Hội nghị FAO vùng châu Á – Thái Bình Dương tại Fiji tháng 3/2018, Tổng Giám đốc FAO ông Jose Graziano da Silva đã cám ơn Việt Nam đã tích cực tham gia chương trình hợp tác Nam – Nam và đề nghị Việt Nam chuẩn bị nguồn chuyên gia/kỹ thuật viên thực hiện các Hiệp định mới trong khuôn khổ chương trình hợp tác này.    

 

Bộ NN&PTNT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.243.564
Truy cập hiện tại 1.012