Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Giải pháp thân thiện với môi trường đối với bệnh lây lan phổ biến ở cá và động vật lưỡng cư
Ngày cập nhật 23/07/2019

Các sinh vật dưới nước trong các hệ thống biển và nước ngọt đang bị đe dọa bởi các bệnh giống như nấm trên toàn cầu. Những mầm bệnh này đặc biệt đáng sợ trong nuôi trồng thủy sản. Nhưng chúng cũng là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của lưỡng cư. Có một số phương pháp hóa học được thực hiện để chống lại các mầm bệnh này với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các nhà khoa học tại Viện sinh thái nước ngọt và thủy sản nội địa Leibniz (IGB) hiện đề xuất các phương pháp sinh học thay thế để kiểm soát bệnh nấm theo cách thân thiện với môi trường hơn.


 

 

Một số bệnh giống như nấm tạo ra các giai đoạn truyền nhiễm như bào tử bơi trong nước để tìm kiếm vật chủ mới. Chúng có thể gây hại cho cá, động vật lưỡng cư, cả tảo và rong biển được sản xuất làm thức ăn cho con người. “Thiệt hại do các bệnh này gây ra là khá lớn. Rất ít hóa chất được cho phép sử dụng để điều trị dự phòng, nhưng các hóa chất này đắt tiền, có hại cho môi trường và thường không hiệu quả trong thời gian dài. Điều này khiến việc áp dụng đúng cách rất khó khăn, đặc biệt là khi được sử dụng mà vẫn phải bảo vệ loài”.

80 triệu tấn sản phẩm cá toàn cầu đến từ nuôi trồng thủy sản, và tỷ lệ cá sử dụng trong chế độ ăn của con người dự kiến ​​sẽ tăng lên. Bệnh này là nguyên nhân lớn nhất gây thiệt hại kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Ít nhất 10% cá hồi nuôi bị thiệt hại do bệnh này. Ví dụ, tại các trang trại cá hồi Scotland, bệnh này gây thiệt hại ít nhất 6,5 triệu USD mỗi năm. Do đó, cách hiệu quả và bền vững để kiểm soát bệnh cá là rất quan trọng đối với sự thành công trong tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản. Frenken cho biết: “Chúng tôi phải áp dụng hiểu biết về sinh thái các sinh vật này để hạn chế sự lây lan của bệnh”.

Các nhà nghiên cứu đề xuất 7 khái niệm sinh học để bảo vệ các sinh vật dưới nước chống lại các bệnh này, có thể ít gây hại và bền vững hơn các phương pháp hóa học:

  1. Ngăn chặn hoặc giảm lây truyền (kiểm soát các con đường lây lan bệnh): Các loài động vật và thực vật có thể lây lan mầm bệnh. Việc liên hệ chặt chẽ giữa các quần thể khác nhau, ví dụ thông qua sự di cư, có thể làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh.
  2. Tăng tính đa dạng của các loài vật chủ: Việc làm cho quần thể/cộng đồng vật chủ đa dạng hơn có thể hạn chế sự lây lan của bệnh.
  3. Tiêm phòng: Tiêm vắc-xin chống lại các bệnh do virus hoặc vi khuẩn là một thực hành phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Hiện tại không có vắc-xin chống lại các bệnh giống như nấm, nhưng đây có thể là một con đường đầy hứa hẹn.
  4. Kích thích cơ chế bảo vệ và sản xuất các peptide chống nấm của vật chủ: Khi mầm bệnh ký sinh xâm nhập vào vật chủ, tế bào chủ sẽ chết và peptide được giải phóng. Những chất báo hiệu này gây ra sự bảo vệ miễn dịch gia tăng trong các tế bào lân cận.
  5. Probiotic: Chúng có thể ức chế sự phát triển của các bào tử ký sinh và cũng có thể ngăn chặn sự gắn kết của các bào tử với vật chủ bằng cách hình thành các chất hoạt động bề mặt. Probiotic đã được thử nghiệm thành công trên cá như là một phương pháp điều trị bệnh.
  6. Hiện tượng vật ký sinh sống nhờ vào vật ký sinh khác: Giới thiệu một loại ký sinh trùng lây nhiễm khác và loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh.
  7. Sử dụng các sinh vật ăn ký sinh trùng: Các sinh vật cực nhỏ khác trong nước (động vật phù du) có thể ăn nấm ký sinh.

Giáo sư Tiến sĩ Justyna Wolinska nhấn mạnh: “Các điều kiện môi trường thay đổi liên tục có ảnh hưởng lớn đến sự tương tác của ký sinh trùng. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ kích thích sự phát triển hơn nữa các chiến lược kiểm soát sinh học thay thế”.

 

Bộ NN&PTNT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.402.130
Truy cập hiện tại 609