Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Giải pháp khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm xâm hại trẻ em
Ngày cập nhật 29/05/2019
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương liên tiếp xảy ra nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em. Có những vụ trọng án như hiếp, giết trẻ em, xâm hại nhiều lần dẫn đến mang thai, xâm hại trẻ em còn quá nhỏ... Nhiều vụ việc xét xử chậm trễ, kéo dài, không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em? Đây là nội dung được nêu ra tại hội thảo Góp ý sổ tay cho lực lượng cảnh sát về nhận thức và ứng phó với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, Sổ tay kiểm sát viên giải quyết vụ án xâm hại tình dục trẻ em. Hội thảo do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc tổ chức sáng nay (27/5), tại Hà Nội.

Theo ông Khổng Ngọc Oanh -  Đội trưởng, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), đối tượng bị xâm hại là trẻ em chưa có nhận thức đầy đủ kiến thức về xã hội, pháp luật, khi bị xâm hại thường mất cân bằng sinh lý, dễ khủng hoảng về tinh thần, rất ít trường hợp trực tiếp tố giác tội phạm.

Nguồn tin về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu chuyển đến từ cơ quan công an phường, xã, thị trấn. Một số trường hợp tố giác qua dịch vụ bưu chính, qua điện thoại hoặc qua các phương tiện thông tin khác đến Viện Kiểm sát, Công an. Đây là những khó khăn khi tiếp nhận nguồn tin.

Ngoài ra, một số cán bộ công an phường, xã, chưa có nhận thức đầy đủ về các vụ việc, khuyến khích người dân thương lượng với đối tượng, giảng hòa với đối tượng. Do vậy, cuốn sổ tay dành cho lực lượng cảnh sát và kiểm sát viên sẽ cung cấp nhiều kiến thức nhằm khắc phục được tình trạng bỏ lọt tội phạm, đồng thời là tiền đề, chìa khóa để mở ra giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng và hiệu quả.

Cẩm nang sổ tay điều tra quy định chặt chẽ chi tiết công tác ứng phó, quán triệt trách nhiệm của mỗi cán bộ công an; trang bị những kỹ năng và biện pháp phòng ngừa, tuyên truyền cho cán bộ công an, cộng đồng dân cư, nhà trường… hướng dẫn trẻ em ứng phó với các tình huống cụ thể; các thủ tục trình tự khi tiếp nhận tin báo, đảm bảo khởi tố nhanh chóng các vụ án xâm hại tình dục trẻ em.

"Chúng tôi cũng hướng dẫn các thủ tục, trình tự, các yêu cầu về chấp hành pháp luật khi tiến hành các biện pháp xác minh và giải quyết các tin báo, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời khuyến cáo các biện pháp phải tiến hành ngay lập tức sau khi tiếp nhận các tin báo nhằm đảm bảo ngăn chặn, khởi tố và xử lý nhanh chóng các vụ án, vụ việc xâm hại tình dục trẻ em. Ngoài ra, nhấn mạnh vào công tác bảo vệ đối với nạn nhân bị xâm hại”- ông Khổng Ngọc Oanh cho biết.

Theo ông Lê Việt Trung, điều tra viên Phòng Hình sự, Công An thành phố Hà Nội, ngoài các nội dung hướng dẫn trong cuốn sổ tay dành cho công an và kiểm sát viên, cần bổ sung việc phối hợp giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân về khám nghiệm hiện trường, kiểm tra dấu vết thân thể nạn nhân và lời khai nạn nhân. Thực tế, nhiều vụ việc điều tra chậm trễ đã gây khó khăn cho việc khởi tố vụ án.

Việc điều tra, xét xử tội phạm xâm hại trẻ em cần đảm bảo thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục, tránh làm tổn thương thêm các em, giữ bí mật đời tư của nạn nhân tại phiên tòa.

"Cần có quy chế với các cơ quan giám định trong việc trả lời kết quả giám định. Vì thực tế trong quá trình làm, trưng cầu giám định để có kết quả và quyết định giữ hay không giữ đối tượng, để ra các quyết định tố tụng là rất quan trọng. Thế nhưng có những trường hợp nhanh thì cũng 7 đến 9 ngày, thậm chí cả tháng, cơ quan giám định mới cho kết quả. Thế nên việc lưu giữ đối tượng và áp dụng các biện pháp tố tụng rất khó khăn cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát”- ông Lê Việt Trung cho biết.
http://baochinhphu.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.420.479
Truy cập hiện tại 1.955