Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Quan điểm hệ thống trong hoạch định lộ trình và mức tăng giá điện
Ngày cập nhật 22/05/2019
(Chinhphu.vn) - Điện liên quan mật thiết đến an ninh năng lượng của quốc gia. Hiệu quả hoạt động ngành điện có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Giá bán lẻ điện ở nước ta đến nay vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (BLBQ) các năm, giá bán lẻ cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, từng cấp điện áp… được tính theo % của mức giá bán lẻ bình quân này.

Vì vậy, cần có những lý giải, tính toán, phân tích đúng đắn có cơ sở khoa học, có tính hệ thống để hoạch định lộ trình và kịch bản mức tăng giá có sức thuyết phục với Chính phủ, người dân, các doanh nghiệp và cả những chuyên gia. Sau đây là một số góp ý về cách nhìn đầy đủ khi lý giải cho việc tăng giá điện năm 2019.

Nhìn lại quá trình tăng giá điện

Cho đến nay, đã qua 13 năm kể từ khi có Quyết định 26/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/1/2006 về phê duyệt lộ trình thị trường hóa giá điện với 3 cấp độ.

Lộ trình thực hiện đã qua cấp độ 1 (thị trường phát điện cạnh tranh 2005-2014) và chỉ còn 3 năm nữa là kết thúc cấp độ 2 (thị trường bán buôn điện cạnh tranh 2015-2022). Cũng lưu ý rằng việc triển khai mỗi cấp độ đều phải qua 2 giai đoạn là thí điểm và hoàn thiện.

Cũng từ đó đến nay Việt Nam đã có 11 lần điều chỉnh giá điện tăng. Lần đầu tiên là ngày 1/1/2007, giá điện bình quân tăng lên 842 đồng/kWh, cao hơn 7,6% so với giá điện bình quân năm 2006. Liên tiếp các năm sau, mỗi năm giá điện đều tăng từ khoảng 5% đến 10%. Cao nhất là đợt tăng vào 1/3/2011, lên 15,28%, khi chỉ còn 3 năm kết thúc việc thực thi Cấp độ 1 (xem Bảng B.1).

Trong thời đoạn thực thi cấp độ 2 chỉ mới tăng giá điện 2 lần, đến năm nay 2019 cũng chỉ còn 3 năm kết thúc Cấp độ 2, giá điện lại tăng cao hẳn so với mấy năm đầu.

Chúng tôi tổng hợp số liệu thành Bảng B.1 dưới đây để dễ phân tích:

B.1. Giá BLBQ Điện, chỉ số CPI, nhịp tăng GDP: 

Năm

Giá điện BLBQ đồng/kWh

Thời gian
điều chỉnh
giá điện

% tăng giá điện

Tốc độ tăng CPI

% tăng
GDP

2007

842

1/1/2007

7,6

12,63

8,48

2008

890

1/7/2008

5,7

22,97

5,66

2009

948

1/3/2009

6,51

6,88

5,32

2010

1058

1/3/2010

11,6

9,19

6,42

2011

1242

1340

1/3/2011

20/12/2011

15,28

18,58

6,24

2012

1369

1437

1/7/2012

22/12/2012

5

5

9,21

5,25

2013

1509

1/8/2013

5

6,6

5,42

2014

 

 

 

4,09

5,98

2015

1622,01

16/3/2015

7,5

0.63

6,68

2016

 

 

 

2,66

6,21

2017

1720,6

1/12/2017

6,08

3,53

6,81

2018

 

 

 

3,54

7,08

2019

1864,01

1/3/2019

8,36

 

 

 Bình quân 2010-2018

1462

 

8,04

6,38

6,23

Đáng lưu ý tính từ năm 2010 đến 2019 bình quân mức tăng BLBQ của điện là 8,04. Và mức bình quân tăng 2010-2018 của chỉ số giá bán lẻ (chỉ số lạm phát) CPI là 6,38 và của GDP là 6,23.

Cần có tiếp cận phân tích đầy đủ để tính toán mức tăng giá điện

Qua bảng trên mặc dù mức tăng giá BLBQ điện cao hơn hẳn mức tăng bình quân của GDP và CPI, nhưng tính tương tác giữa các nhân tố CPI, GDP và giá điện là rất yếu, có vẻ như không theo quy luật của kinh tế thị trường. Nếu nhìn một cách đồng bộ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ mới nhận thấy thực ra sự tương tác đó bị ẩn dưới tác động của chính sách tiền tệ tín dụng có hiệu quả của nhà nước. Tuy nhiên giải pháp này có thể khó phát huy hiệu quả như mong muốn nếu tình hình kinh tế toàn cầu có thể xẩy ra những sự kiện biến động khó lường.

Thứ nhất, lập luận so sánh với các nước theo mức thu nhập GDP bình quân đầu người để cho rằng tăng giá điện lên mức hiện nay của Việt Nam còn thấp hơn nhiều nước cần thêm những lý lẽ thuyết phục hơn.

Nhìn từ các mô hình phân tích định lượng kinh tế vĩ mô qua hàm sản xuất và bảng cân đối liên ngành (của Việt Nam chỉ có các Bảng 2007 và 2012 dùng để phân tích) thì yếu tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR và năng suất lao động (NSLĐ) là những cơ sở quan trọng để phân tích điều chỉnh giá nói chung. Theo Ngân hàng Thế giới, đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Theo Tổng cục Thống kê, hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 6,91 và đang có xu thế giảm do kết quả bước đầu của chủ trương về việc tái cơ cấu đầu tư, tiết kiệm chống lãng phí.

Thứ hai, yếu tố thu nhập GDP thực tế bình quân trên đầu người lao động hay nói cách khác NSLĐ mới là chỉ tiêu cần đưa ra so sánh và tính toán mức tăng BLBQ hợp lý cho Điện Việt Nam.

Mặc dù trong 10 năm qua NSLĐ của Việt Nam đã tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 5%, tuy nhiên như phân tích của GS. Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh), NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn thấp hơn Thái Lan 3 lần, Malaixia 5 lần, Hàn Quốc 14 lần, Nhật 18 lần và Singapore 25 lần.

Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam từ năm 2010 đến 2018 bình quân gần 5%, trong khi tốc độ tăng giá điện BLBQ từ 2010 đến nay là 8,04%.

Do đó, có thể thấy, lập luận dùng GDP bình quân đầu người để so sánh và cho rằng giá điện nói riêng và xăng, dầu diesel của các nước (kể cả các nước không có nguồn tài nguyên than đá, dầu mỏ, khí đốt như ta) đem ra so sánh đều cao hơn ta cần có những lý lẽ thuyết phục hơn. Tuy nhiên, mức cao hơn của họ so với mức tăng năm nay của ta cũng chỉ tính theo phần trăm (%) mà thôi (xem B.2 – nguồn: Báo Thanh Niên). Trong khi NSLĐ của phần lớn các nước so sánh với ta trong B.2, theo con số của GS. Nguyễn Thiện Nhân, lại cao hơn ta tính theo lần.
 

Bảng B.2:

Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011 - 2017 tăng 4,7%/năm.

NSLĐ theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011) của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/năm); Indonesia (3,5%/năm); Philippines (2,8%/năm). Tuy nhiên thu nhập thực tế vẫn theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và 56,7% NSLĐ của Philippines.

Kết luận

Trong vòng 10 năm tới, khi bước vào thực thi cấp độ ba (thị trường bán lẻ điện cạnh tranh –từ sau 2020) theo Quyết định 26/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/01/2006, giá thành sản xuất điện chung của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch tăng giá như thế nào cần thu hút được sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, để được tính toán có cơ sở khoa học trên bình diện tổng thể hệ thống kinh tế vĩ mô, nhằm xây dựng được các kịch bản, cùng lộ trình các mức tăng có tính thuyết phục. Đây là công việc phải làm để phát triển ngành điện ổn định, hiệu quả, bền vững nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.

http://baochinhphu.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.425.583
Truy cập hiện tại 1.762