Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Cần phải hiểu văn bản quy phạm pháp luật mới thực thi tốt Luật Lâm nghiệp
Ngày cập nhật 09/05/2024

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) mới trong lĩnh vực lâm nghiệp. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ NN&PTNT với sự tham gia của trực tuyến của Sở NN&PTNT 64 tỉnh, thành phố.


Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị chủ trì Hội nghị Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực lâm nghiệp

 

Theo báo cáo, sau khi Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua, Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm) đã tham mưu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 39 văn bản, trong đó có 11 Nghị định, 02 Quyết định và 26 Thông tư để quy định chi tiết và tổ chức thi hành Luật Lâm nghiệp.

Sau đó, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm tiếp tục tham mưu Bộ trình Chính phủ xem xét ban hành 04 Nghị định để sửa đổi, bổ sung một số điều trong chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Năm 2024 tiếp tục xây dựng 04 văn bản đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019 về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định quy định về thanh lý rừng trồng và Nghị dịnh về nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng.

Quang cảnh hội nghị Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực lâm nghiệp

Đến nay hệ thống pháp luật về lâm nghiệp sau khi Luật Lâm nghiệp được ban hành đã cơ bản đầy đủ, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động về lâm nghiệp theo chuỗi từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản.

Hội nghị đã lắng nghe ý kiến của đại diện lãnh đạo các Sở, Chi cục Kiểm lâm là các đơn vị trực tiếp thực thi các VBQPPL mới như Điều 248 Luật Đất đai năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/01/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Bên cạnh đó là các Thông tư hướng dẫn mới như Thông tư số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2022 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2028 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp phát biểu tại hội nghị

Phần lớn các tỉnh gặp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Thông tư số 22/2023 ngày 15/12/2023 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số thông tư về lâm nghiệp, vấn đề phê duyệt đơn giá trồng rừng thay thế. Về vấn đề này, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho hay, UBND tỉnh là cơ quan phê duyệt đơn giá bình quân nhưng khi thực hiện có sự tăng giảm. Thông tư nêu rõ quy trình xử lý để đảm bảo rút ngắn thời gian và giải quyết nhanh cho các chủ dự án hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nếu phê duyệt đơn giá thấp hơn thì UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan thẩm quyền để nộp tiền bổ sung để đảm bảo đúng diện tích theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Trường hợp định mức thấp hơn thì có thủ tục trả lại cho chủ đầu tư.

Thông tư về Định giá rừng vừa ban hành cuối năm 2023 có điểm mới là điều chỉnh trong xây dựng khung giá rừng hoặc các trường hợp định giá rừng có thêm giá trị môi trường rừng nhằm nâng cao giá trị rừng và để giảm thiểu tăng chi phí quản lý rừng.

Cũng theo ông Bảo, Thông tư mới và đang triển khai cấp độ rộng hơn về kiểm kê khí nhà kính và xác định mức đóng góp của lâm nghiệp trong cam kết giảm phát thải của Chính phủ. Quá trình triển khai sẽ hướng dẫn và trao đổi cụ thể với các địa phương.

Ông Bùi Chính Nghĩa - Cục trưởng Cục Kiểm lâm phát biểu tại hội nghị

Trả lời các vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý, Cục trưởng Cục Kiểm lâm Bùi Chính Nghĩa thông tin về vấn đề chuyển mục đích sử dụng rừng và khai thác gỗ rừng tự nhiên. Điều 248 Luật Đất đai đã sửa đổi bổ sung, điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, nội dung này sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện và các nội dung hướng dẫn tiếp theo tại Điều 248 Luật Đất đai sẽ được tiếp thu, sửa đổi.

Về khai thác rừng tự nhiên quy định trong Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản tại Thông tư số 22/2023 ngày 15/12/2023 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung một số thông tư về lâm nghiệp, Cục trưởng Cục Kiểm lâm lưu ý khi khai thác tận thu tận dụng rừng tự nhiên là khai thác tất cả các cây và có phương án khác khai thác chính. Trong quá trình triển khai, đề nghị các địa phương bám sát phương án khai thác được ban hành kèm theo Thông tư để đảm bảo triển khai thực hiện.

Thời gian tới, cần nhiều thời gian để triển khai thực thi các VBQPPL mới ban hành, đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và đưa vào triển khai, kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và Cục Kiểm lâm sẵn sàng chia sẻ, giải đáp. Trong thời gian tới, Cục Kiểm lâm sẽ tham mưu Bộ triển khai các VBQPPL khác, trong đó có Nghị định sửa đổi số 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, đây là Nghị định quan trọng liên quan đến hoạt động của lực lượng kiểm lâm, đề nghị lãnh đạo các Sở, Chi cục quan tâm, đóng góp ý kiến để Cục Kiểm lâm có đề xuất sửa đổi trong năm 2024.

Bên cạnh đó, nội dung thông tư liên quan đến các định mức trong lĩnh vực lâm nghiệp từ điều tra, đánh giá, quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phục hồi rừng là các điểm mới được lãnh đạo Bộ quan tâm, yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện, kịp thời phản ánh vướng mắc.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu ngành lâm nghiệp đạt 2,4 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt xấp xỉ mức cao nhất trong năm 2022. Bộ NN&PTNT xem hội nghị này là diễn đàn của người tham mưu VBQPPL với người tổ chức thực hiện, với việc tổ chức triển khai ở địa phương thông qua ý kiến của các cơ quan chuyên môn, với mong muốn để ngành lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả.

“Trước hết, người làm luật phải hiểu thì mới thực hiện được, các tỉnh đã làm được chia sẻ với tỉnh chưa làm được, các tỉnh chưa làm được phải lắng nghe rút kinh nghiệm, để tiến tới tất cả các tỉnh đều triển khai hiệu quả”, Thứ trưởng Trị nhấn mạnh.

Trong năm vừa qua, Bộ đã tổng hợp toàn bộ hiện trạng rừng của cả nước, sơ bộ cho thấy tổng diện tích rừng ở địa phương không thay đổi, nhưng có biến động ở một số nội dung, đặc biệt là biến động lớn về rừng tự nhiên. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị yêu cầu các địa phương có diện tích rừng tự nhiên giảm kiểm tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm để chấm dứt ngay tình trạng này.

Bên cạnh đó, một số tỉnh vẫn để xảy ra cháy rừng, có tỉnh ở mức nghiêm trọng, Thứ trưởng yêu cầu các tỉnh luôn chủ động, sẵn sàng có phương án để ứng phó ngay lập tức và lưu ý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng bằng công nghệ cao. Thứ trưởng giao Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp xây dựng dự án ứng dụng cảnh báo, xử lý khi xảy ra cháy.

Hiện nay, diện tích rừng trồng đã được định hình không thể thay đổi, để nâng cao giá trị xuất khẩu buộc phải nâng cao năng suất và chất lượng gỗ, muốn vậy phải ứng dụng trồng đưa vào trồng các giống chất lượng cao bằng nuôi cấy mô. Các địa phương cũng cần quan tâm đến vấn đề này.

Về triển khai các VBQPPL mới, các địa phương cần tham mưu tỉnh có dự án phù hợp để tổ chức triển khai thực hiện, cần thống nhất trên nguyên tắc tổ chức triển khai, triển khai đúng việc được giao, không nên chủ quan, nóng vội trong việc thực hiện các quy định mới.

 

https://www.mard.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.204.261
Truy cập hiện tại 3.454