Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Bảo vệ ao hồ, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường
Ngày cập nhật 20/05/2022

Việc bảo vệ ao hồ, không san lấp ao hồ đã được quy định trong Luật Tài nguyên nước. Việc lập danh mục hồ ao không được san lấp nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế theo từng giai đoạn; xây dựng quy định quản lý, khai thác, sử dụng đối với các hồ, ao, đầm có giá trị về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường…

 

* Ao hồ bị lấn chiếm, san lấp

Ao hồ có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất, đời sống đối với cả nông thôn và đô thị. Ở đô thị ao, hồ được ví như chiếc máy điều hòa làm mát không khí, giữ chức năng trong việc chống úng ngập cục bộ, giúp phát triển cây xanh, thảm cỏ, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên ở đô thị. Tại nông thôn, ao, hồ cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt...

Tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Chỉ tính tại Thủ đô Hà Nội, tính từ năm 2010 đến 2017, Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn và 7 hồ mới được bổ sung. Năm 2015 Hà Nội còn 112 hồ, giảm 10 hồ so với năm 2010, diện tích mặt nước bị giảm 72.540m2. Quận Đống Đa có nhiều ao hồ nhất khu vực nội thành (hơn 30 hồ) nhưng chỉ trong 5 năm (2010 - 2015) đã mất đi 4 hồ, ao. Trong thời gian này, diện tích mặt hồ cũng mất gần 15.000m2. Nguyên nhân chủ yếu là do san lấp, lấn chiếm như hồ Linh Quang, ao Phủ, hoặc nằm trong vùng quy hoạch dự án như ao Hào Nam. Các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy cũng trong tình trạng tương tự. Quận Tây Hồ, nơi có diện tích mặt nước lớn nhất thành phố (chiếm 79% tổng diện tích mặt nước của Hà Nội) trong giai đoạn này diện tích mặt nước đã giảm hơn 28.000m2. Riêng hồ Tây, trước đây rộng 526ha, nhưng sau khi kè (năm 2010) chỉ có 460ha …

Việc san lấp ao hồ gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa dẫn đến việc các nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, giảm khả năng cấp nước cho dân sinh, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, gia tăng tình trạng ngập, úng, giảm khả năng trữ nước mưa... ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng,…

Để bảo vệ các thủy vực này, Điều 60 của Luật Tài nguyên nước quy định, UBND cấp tỉnh công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có 30/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ có 42/63 tỉnh, thành phố đã công bố danh mục nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ và chỉ có 12/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh.

Bảo vệ nghiêm ngặt các ao hồ trên cả nước

* Các địa phương cần lập danh sách ao hồ không được san lấp

Để gìn giữ nguồn tài nguyên nước tự nhiên, Bộ TN&MT vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, thực hiện xây dựng danh mục ao hồ không được san lấp.

Việc sớm phê duyệt, ban hành các danh mục nêu trên nhằm tuân thủ các quy định về quản lý tài nguyên nước, trách nhiệm điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, đồng thời là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức, lập Quy hoạch vùng, tỉnh, đặc biệt liên quan đến phần đất có mặt nước, đất hành lang sông hồ để bảo vệ nguồn nước, đất có hồ ao thuộc danh mục cấm san lấp và phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật về Quy hoạch.

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.206.654
Truy cập hiện tại 313