Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng
Ngày cập nhật 22/12/2021
Với tiềm năng lợi thế của địa phương, cùng với định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng chủ lực, những năm gần đây, huyện Phong Điền đã triển khai nhiều giải pháp, xây dựng các đề án, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng để từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, xa hơn là hướng đến xuất khẩu.

Nói đến sản phẩm đặc trưng, sẽ không có huyện nào trong tỉnh có số lượng nhiều, đa dạng lĩnh vực như ở huyện Phong Điền. Về thủ công truyền thống, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, chế biến, kể cả dịch vụ du lịch. Nhiều sản phẩm trên địa bàn huyện có đặc trưng riêng, mang đậm nét văn hóa truyền thống, lịch sử… Có thể kể đến gốm Phước Tích, Mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, Đệm bàng Phò Trạch, nghề làm lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ, bưởi da xanh, thanh trà Phong Thu, dầu Tràm, dầu Lạc, cây atisô đỏ, rau sạch…từng bước được người tiêu dùng và du khách biết đến.

Ông Trần Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Phong Bình cho biết, trong những năm qua được sự quan tâm UBND tỉnh, huyện Phong Điền đã thực hiện nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ cùng với sự chung tay của doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ thủ công vào việc thiết kế sản phẩm, trang trí hoạt tiết, làng nghề đệm bàn Phò Trạch đã tạo ra được những dòng sản phẩm mới có tính nghệ thuật cao như khay, đèn ngủ, tấm lót, túi xách... đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về mẫu mã và sản phẩm để làm hàng các mặt hàng lưu niệm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước, từ đó góp phần phát triển và ổn định nghề đệm Bàng của địa phương.

Dù không nổi tiếng bằng Thủy Biều, cây thanh tra và bưởi da xanh ở Phong Điền cũng được đánh giá cao về chất lượng. Các đợt mưa lũ cuối năm 2020 đã làm cho nhiều diện tích cây thanh trà trên địa bàn huyện Phong Điền bị chết. Bên cạnh đó trong năm 2021, do tình hình nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng trái, đầu ra tiêu thụ khó khăn do dịch bệnh COVID- 19 khiến nông dân gặp khó khăn. Đây là lý do khách quan, song cũng cần được tính đến trong bài toán thương hiệu và đầu ra bền vững cho đặc sản thanh trà và bưởi da xanh. Cũng phải nói rằng, trong khi những sản phẩm truyền thống, có tính khác biệt chưa phát huy được hết lợi thế, thì những sản phẩm mới được khách hàng biết đến và lựa chọn. Cụ thể như tinh dầu tràm Hoa Nén, có cơ sở sản xuất tại Phong Điền. Nếu xét về truyền thống không thể bằng vùng tràm ở huyện Phú Lộc, nhưng về sự khía cạnh vươn ra thị trường doanh nghiệp này đang rất tốt, khi có những cách làm hay và khả năng quảng bá tốt.

Mặc dù là địa phương có nhiều sản phẩm đặc trưng, tuy nhiên song một số sản phẩm truyền thống khó cạnh tranh với thị trường, thiếu những cá nhân có thể tìm được thị trường đầu ra tốt, quảng bá hiệu quả hơn cho sản phẩm. Trong khi đó, những sản phẩm mới đang gặp sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, cần thêm thời gian để xây dựng thương hiệu… Để vươn ra thị trường đòi hỏi sản phẩm đó được người tiêu dùng biết đến, vì vậy thời gian qua, UBND huyện Phong Điền đã tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, tổ chức hội thảo để quảng bá sản phẩm, ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh về các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng trên địa bàn huyện, thông qua các lễ hội, các chương trình kết nối…

Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội, Chi nhánh Huế cho rằng, giá trị của sản phẩm mang lại ở hai khía cạnh, về giá trị sử dụng và giá trị tượng trưng. Chúng tôi đã có rất nhiều chuyến khảo sát ở Phong Điền trong xây dựng tour tuyến, đưa các sản phẩm đặc trưng ở huyện Phong Điền trở thành sản phẩm du lịch, vừa trải nghiệm vừa mua hàng lưu niệm. Song những sản phẩm đang dừng ở tiêu dùng, những sản phẩm mang tính tượng trưng chưa tinh và mẫu mã phù hợp.

Mới đây, UBND huyện đã tiến hành khảo sát thực trạng, nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm OCOP và định hướng phát sản phẩm đặc trưng trên địa bàn huyện. Từ đó, rà soát và phân bổ các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ thực hiện các nhóm sản phẩm theo đúng định hướng và thứ tự ưu tiên. Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Hồ Đôn cho biết, những năm trở lại đây huyện đã triển khai xây dựng các đề án để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng, tổ chức tập huấn, tuyên truyền quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP thông qua các lễ hội, các chương trình kết nối. Cùng với đó ban hành Đề án Phát triển sản phẩm đặc trưng đến năm 2025. Để đề án đạt kết quả, hàng năm huyện đều có kế hoạch thực hiện cụ thể, gắn trách nhiệm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tạo nên các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong, ngoài tỉnh, xa hơn là hướng đến xuất khẩu.

tinhuytthue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.204.483
Truy cập hiện tại 3.590