Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Điểm tin báo ngày 02/07/2018
Ngày cập nhật 02/07/2018
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Thừa Thiên-Huế thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã vạch

Ngày 30/6, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký kết Chương trình hợp tác thúc đẩy, hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số mã vạch cho các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Theo nội dung ký kết, Chương trình được thực hiện trong 3 năm (2018 - 2020), với việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc và ứng dụng mã số mã vạch (MSMV) vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Bên cạnh đó, thực hiện thông tin, truyền thông nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp và người dân về mã số mã vạch nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Trước mắt, sẽ thực hiện áp dụng tem truy xuất nguồn gốc cho 2 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đặc sản của tỉnh là sản phẩm mè xửng Thiên Hương và dầu tràm Kim Vui.

Tại lễ ký kết, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là giải pháp quản lý nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng hàng hóa, nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mã số, mã vạch liên quan đến truy xuất nguồn gốc hàng hóa để trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể triển khai trong cả nước.

Thừa Thiên-Huế và Bến Tre là 2 tỉnh được Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thí điểm việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và ứng dụng mã số, mã vạch cho các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất, thông qua tem truy xuất nguồn gốc và ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất, kiểm soát sản phẩm hàng hóa.

Đây là bước đi cần thiết để làm cơ sở cho việc mở rộng sử dụng tem truy xuất nguồn gốc và ứng dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm hàng hóa trên toàn quốc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Dung cho rằng việc tỉnh thí điểm triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã vạch, không chỉ giúp các doanh nghiệp, minh bạch thông tin với người tiêu dùng, xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh mà còn giúp cho các ngành chức năng của tỉnh tăng cường công tác quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh, là cơ sở để giải quyết và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. (Báo Chính Phủ Điện Tử 30/6; Khoahocphattrien.vn 1/7)

 
 
 

2.  Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực khảo sát các cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn về Hiến chương nhân đạo và tiêu chuẩn cứu trợ quốc tế cho các vị chức sắc, nhà tu hành tôn giáo cho một số tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung (29/6-1/7); Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đã có chuyến thăm và khảo sát hoạt động của các cơ sở tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên - Huế.

Tại thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đã nghe các vị trong Ban điều hành Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Hải Đức (TTHTCĐHĐ) thuộc GHPGVN Thừa Thiên - Huế trình bày về mô hình, cơ cấu và tổ chức hoạt động  ứng cứu của Trung tâm.

Theo Đại đức Thích Tâm Quang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Hải Đức, sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và  ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020) đến nay Trung tâm đã tiến hành huấn luyện, trang bị kỹ năng thực hành cho 38 đội ứng cứu khẩn cấp ở 5 huyện, thị nhằm ứng phó với thảm họa thiên tai. Mong muốn của Trung tâm là thông qua Mặt trận liên kết với các ngành, đoàn thể và địa phương triển khai các hoạt động, thiết thực hỗ trợ cộng đồng.

Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương ở miền Trung  thường bị lũ lụt. Đỉnh điểm là trận lũ lịch sử diễn ra năm 1999 cướp đi sinh mạng hàng trăm con người.

Nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tính mạng cho người dân, Trung tâm đã thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp. Theo báo cáo của Đội trưởng, Huynh trưởng Lê Quang Cự: 37 Huynh trưởng Gia đình Phật tử (GĐPT) đã được TTHTCĐHĐ huấn luyện 1 tuần phương pháp dạy bơi. Từ những hạt nhân này, đã có 400 trẻ em từ 9-13 tuổi ở vùng sông nước được dạy bơi. Sắp tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức dạy bơi cho 200 trẻ nhỏ ở huyện Phú Lộc.

Sau khi được Trung tâm tổ chức huấn luyện, Thừa Thiên - Huế đã có 38 Đội ứng cứu khẩn cấp ở cơ sở mà nòng cốt của các Đội là Huynh trưởng GĐPT. Các Đội ứng cứu đều được trang bị dụng cụ sơ cứu khi có người bị thương, đuối nước hay hỏa hoạn.

Đánh giá cao việc làm thiết thực của TTHTCĐHĐ, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực mong muốn trong thời gian tới, ngoài phối hợp tốt hơn với các tổ chức, Trung tâm cần nhân rộng mô hình; góp phần cùng xã hội chăm lo, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân trước diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu.

Thăm Dòng con Đức Mẹ vô nhiễm (CĐMVN) ở 32 đường Kim Long, thành phố Huế,  Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đã nghe các Soeur báo cáo về những việc làm thiết thực của Dòng nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Theo Soeur Trần Thị Kim Xuân, hưởng ứng thông điệp của Đức Giáo hoàng về vấn đề môi trường; các nữ tu của Dòng CĐMVN Huế đã chia sẻ kiến thức bảo vệ môi trường với hàng trăm bạn trẻ; động viên trên 50 Cộng đoàn phục vụ ở 11 Giáo phận tham gia. Từ việc nhỏ như đi chợ mang theo giỏ đựng thực phẩm, khi mua thức ăn mang theo đồ đựng nhằm hạn chế sử dụng túi nylon. Các Soeur còn vận động các Cộng đoàn đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm khí thải gây ô nhiễm.

Riêng ở Phòng khám từ thiện Kim Long, theo lời Nữ tu phụ trách - Bác sĩ Nguyễn Thị Điền: “Ngoài chiếu Video, chúng tôi thường nói chuyện về bảo vệ môi trường để bệnh nhân và người nhà của họ hiểu về tác hại do môi trường bị ô nhiễm. Qua đó động viên mọi người chung tay bảo vệ môi trường”. Tại đây, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực và đoàn công tác đã được các Soeur của DCĐMVN Huế mời tham quan khu chế biến, bảo quản thực phẩm, hệ thống phân loại rác.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực rất ấn tượng về hệ thống phân loại rác của khu chế biến thực phẩm. Soeur Xuân cho biết, sau khi phân loại, phần lớn lượng rác được chuyển cho các cơ sở  tái chế. Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đánh giá cao những việc làm thiết thực của các nũ tu Dòng CĐMVN Huế: “Đây là cách làm hay, cần nhân rộng nhằm hạn chế nạn xả rác sinh hoạt trong cộng đồng”. Cùng dịp này, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đã vấn an sức khỏe và tặng quà của UBTƯ MTTQ Việt Nam cho Souer Bùi Thị Bông, nguyên Bề trên Dòng CĐMVN Huế.

Trưởng ban Tôn giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho biết, chuyến khảo sát của Đoàn tại Huế là nhằm chuẩn bị sơ kết 3 năm triển khai Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. (Đại Đoàn Kết Online 30/6)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Chương trình “Âm sắc Cung đình”

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình “Âm sắc Cung đình” tại Đại Nội vào ban đêm bắt từ ngày 1-7.

Chương trình được tổ chức trên trục chính Ngọ Môn-Điện Thái Hòa-Duyệt Thị Đường. Từ Ngọ Môn, sau lễ đổi gác, du khách vào cổng, tự khám phá không gian ánh sáng từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa; sau đó đến Duyệt Thị Đường để thưởng thức chương trình “Âm sắc Cung đình” và kết thúc, ra cổng Hiển Nhơn.

Chương trình gồm thưởng thức chương trình nhã nhạc, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng các tiết mục múa cung đình độc đáo, đặc sắc. Mỗi đêm, chương trình sẽ thực hiện 2 suất diễn, giá vé 250.000 đồng/người/suất diễn. (Quân Đội Nhân Dân Online 1/7; Quân Đội Nhân Dân 2/7, tr8; Thời Nay 2/7, tr11; Tiền Phong 2/7, tr8)

 
 
 

2.  Nữ sinh Huế dẫn đầu “đoàn leo núi” sau vòng thi Khởi động

Trần Thị Thùy Tiên (THPT Nguyễn Chí Thanh, Thừa Thiên - Huế) trả lời đúng 7/12 câu hỏi Khởi động ở cuộc thi Olympia tuần một, tháng 2, quý IV. Nữ sinh về nhất với 240 điểm.

Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia tuần 1 tháng 2 quý 4 (phát sóng chiều 1/7) diễn ra nghẹt thở, liên tục rượt đuổi tỉ số và đảo ngôi thứ hạng. Kết thúc cuộc thi, điểm số thí sinh về nhất, nhì, ba, tư chênh nhau ở mức 5, 10, 15 – như cách đếm trong trò ú tim.

Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia tuần 1 tháng 2 quý 4 (phát sóng chiều 1/7) là cuộc tranh tài của các thí sinh: Trần Thị Thủy Tiên (THPT Nguyễn Chí Thanh, Thừa Thiên – Huế), Trần Thanh Huyền (THCS&THPT Hai Bà Trang, Vĩnh Phúc); Nguyễn Trí Dũng (THPT Đan Phượng, Hà Nội) và Đào Dương Phụng (THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên)

Trong phần thi khởi động, khán giả chứng kiến nhiều lựa chọn “bỏ qua” trước các câu hỏi không khó và sự tiếc nuối, “không hài lòng” của các thí sinh. Nguyễn Thị Thủy Tiên là thí sinh giành được điểm số cao nhất với 70 điểm. Đào Dương Phụng được 60 điểm. Còn thí sinh có biệt danh "Socola" Trần Thanh Huyền và thí inh Nguyễn Trí Dũng “thường hay ngơ ngác” chỉ đạt được 40 điểm. Bước sang phần thi vượt chướng ngại vật, sau hai hàng ngang và hình ảnh đầu tiên được gợi mở, Nguyễn Trí Dũng bất ngờ có tín hiệu trả lời từ khóa của chương trình. Dũng đã đưa ra đáp án “Sông Mã” chính xác khi gắn kết với các dữ kiện được gợi mở “hò” và “Thanh Hóa” của hai hàng ngang trước đó. “Sông Mã có điệu hò Sông Mã; sông Mã đi qua Thanh Hóa. Đây là tình huống tập trung cao độ”, Dũng nói.

Nguyễn Trí Dũng đã kết thúc phần thi vượt chướng ngại vật và mở ra hình ảnh của phần thi này là: Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã. Đồng thời, vươn lên dẫn đầu với 120 điểm. Tiếp đó, Trần Thị Thủy Tiên được 90 điểm, Đào Dương Phụng được 70 điểm, Trần Thanh Huyền được 50 điểm.

Phần thi tăng tốc diễn ra nhanh gọn, có nhiều pha bứt tốc ghi điểm ấn tượng tạo nên cuộc rượt đuổi tỉ số gay cấn. Kết thúc phần thi, Trần Thị Thủy Tiên và Nguyễn Trí Dũng cùng được 200 điểm; Đào Dương Phụng được 180 điểm; Trần Thanh Huyền 140 điểm.

Đến phần thi về đích, các thí sinh tiếp tục có cuộc bám đuổi điểm số. Trần Thị Thủy Tiên kết thúc phần thi của mình được 220 điểm. Tiếp đó, Trần Thanh Huyền có phần thi không quá xuất sắc, nhưng vẫn cải thiện được điểm số lên 190 điểm. Nguyễn Trí Dũng được 225 điểm. Đào Dương Phụng là người dự thi cuối cùng, đạt 230 điểm.

Tuy nhiên, trong phần về đích của Đào Dương Phụng, Trần Thị Thủy Tiên đã có cơ hội giành được cơ hội trả lời và cải thiện điểm số lên 240 điểm. 

Kết thúc cuộc thi, Trần Thị Thủy Tiên giành vòng nguyệt quế cuộc thi (240 điểm). Đào Dương Phụng về nhì (230 điểm). Tiếp đến Nguyễn Trí Dũng (225 điểm), Trần Thanh Huyền (190 điểm). (News.zing.vn 1/7; Thanh Niên Online 1/7; News.zing.vn 1/7)

 
 
 

3.  Bảo tồn lăng vua Tự Đức và An Định cung bằng mô hình 3D

Từ 1/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty CyArk và Công ty Công nghệ Seagate (Hoa Kỳ) triển khai thực hiện dự án hợp tác số hóa tư liệu hai công trình di tích: Lăng vua Tự Đức và An Định cung.

Dự án được áp dụng công nghệ lưu trữ tiên tiến giúp quản lý và bảo tồn di tích lăng vua Tự Đức và An Định cung với mô hình bằng hình ảnh 3D cũng như quảng bá hình ảnh Di sản văn hóa thế giới của Huế ra thế giới.

Trên cơ sở các dữ liệu và hình ảnh được chụp từ thực địa lăng vua Tự Đức và An Định cung được chuyển thành mô hình ảnh 3D, giúp cho người dân, khách du lịch và những người quan tâm di sản văn hóa trải nghiệm về di sản văn hóa Huế mọi lúc, mọi nơi trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở để thực hiện dự án bảo tồn di tích lăng vua Tự Đức và cung An Định bằng kỹ thuật số hiện đại, chuyển hình ảnh hiện trường thành các mô hình 3D ảnh thực, tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu, lưu giữ tư liệu bảo tồn và phục hồi các điểm di tích của khu di sản Huế.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải cho biết, Công ty CyArk và Công ty Seagate Technology, là đơn vị hàng đầu thế giới về giải pháp lưu trữ dữ liệu, lần đầu tiên thực hiện dự án tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực bảo tồn văn hóa quan trọng. Bằng việc sử dụng công nghệ của Seagate, Công ty CyArk có thể lưu trữ, bảo vệ và xử lý dữ liệu mà họ thu thập một cách an toàn, hỗ trợ nhiều hơn nữa về mọi khả năng cho các thế hệ tương lai.

Để triển khai dự án, Công ty CyArk đã thực hiện các cuộc khảo sát trên không với máy bay không người lái drone, quét laze mặt đất (còn gọi là LiDAR) và quan trắc tại khu vực di tích lăng vua Tự Đức và cung An Định. Trên cơ sở các dữ liệu và hình ảnh được chụp từ hiện trường, Công ty CyArk tiến hành tạo ra các mô hình 3D và các bản vẽ kiến trúc để hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong công tác quản lý, bảo tồn di sản. Công ty CyArk và Công ty Công nghệ Seagate sẽ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau ở cả hiện trường và tại văn phòng với các giải pháp lưu trữ dữ liệu.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, hiệu quả của dự án này không chỉ thể hiện trên khía cạnh về công nghệ lưu trữ tiên tiến giúp quản lý và bảo tồn di tích Huế bằng mô hình ảnh 3D, tuyên truyền quảng bá về các giá trị văn hóa Huế mà còn ứng dụng công nghệ hiện đại để phổ cập kiến thức về lịch sử, văn hóa, kiến trúc tới người dân, đặc biệt là lớp trẻ, những người đang bước vào tuổi trưởng thành, đánh thức nơi họ niềm yêu thích và ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, lăng vua Tự Đức là một di tích quan trọng trong quần thể Di tích Huế ở Việt Nam và mang ý nghĩa văn hóa quan trọng đối với người Việt Nam - khi được bảo tồn bằng kỹ thuật số thì kho tàng văn hóa này đảm bảo phát huy được giá trị nổi bật toàn cầu và tiếp tục duy trì cho các thế hệ mai sau.

Đối với di tích cung An Định, trước đây đã có các dự án phục hồi các bức tranh tường do Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ không hoàn lại, với tổng mức đầu tư 355.000 euro (giai đoạn I), để trùng tu các bức tranh và họa tiết trang trí ở tường và trần nhà theo kỹ thuật sơn dầu trên chất liệu vữa. Giai đoạn 2, dự án phục hồi tranh tường cung An Định với khoảng 3.610m2 tranh tường, vốn đầu tư gần 445.000 Euro. Cung An Định quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu. Toàn bộ cung An Định có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng hơn 23.000m2. Khi còn nguyên vẹn, trong cung có 10 công trình, từ trước ra sau là: Bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước...

Cung An Định trước kia có tên là Phủ Phụng Hóa, được vua Đồng Khánh (1886 - 1889) cho xây dựng vào đầu thế kỷ 20 bên bờ sông An Cựu để làm quà cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Năm 1917, Hoàng tử Bửu Đảo sau khi lên ngôi vua lấy niên hiệu Khải Định (1916 - 1925) đã cho xây dựng lại phủ và đổi tên thành cung An Định. Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy, sau này là vua Bảo Đại... (TTXVN/Tin Tức 1/7; Dantocmiennui.vn 2/7; Nhân Dân 2/7, tr5)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Người dân Huế trốn nóng trong công viên

Ra công viên ngồi dưới bóng cây xanh, nằm dưới chân cầu lúc giữa trưa là cách người dân TP Huế tránh nắng nóng.

Cũng như các tỉnh miền Bắc và miền Trung, ba ngày qua Thừa Thiên Huế nắng nóng gay gắt. Khoảng 10h đến 16h là nóng bức nhất, người đi đường phải mặc áo chống nắng, trùm kín mặt.

Nhiệt độ ghi nhận tại TP Huế là 37, thực tế ngoài trời cao hơn khoảng 3-5 độ C. Nhiều người dân ở TP Huế đã tìm ra các công viên dọc bờ sông Hương để tránh nắng. "Mấy ngày nắng quá, cứ ăn cơm xong là tôi lại đạp xe mang theo chiếc võng ra đây nằm ngủ", một cụ ông cho hay.

Hai tuần nay, trưa nào Hồ Thị Ngọc, sinh viên Đại học Sư phạm Huế đều ra công viên 23/8 bên dòng sông Hương để tránh nắng. "Phòng trọ em nhỏ, nóng lắm. Sau bữa cơm là em mang theo tài liệu ra ngồi dưới bóng cây học bài", Ngọc giải thích.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nắng nóng sẽ kéo dài đến 5/7, nhiệt độ tại miền Trung có thể lên tới 40 độ C. (VnExpress.net 1/7)

 
 
 

2.  Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với Chiến dịch Hoa phượng đỏ 2018

Cùng với màu áo xanh của sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh”, Chiến dịch Hoa phượng đỏ trong khối học sinh THPT đã góp phần làm nên một mùa hè tình nguyện sôi nổi trong tuổi trẻ cả nước.

Từ những ngày đầu tháng 5/2018, Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế đã triển khai Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng đỏ đến tất cả các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc trên địa bàn toàn tỉnh. Qua một thời gian triển khai, 100% các cấp bộ Đoàn đã cam kết tổ chức Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng nhằm phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn viên trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, tạo môi trường cho đoàn viên được rèn luyện, trải nghiệm, phấn đấu đạt danh hiệu “Học sinh 3 tốt”.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng đỏ vào những ngày đầu tháng 6 và ngay sau Lễ ra quân, các đoàn viên học sinh trên địa bàn thành phố được chia thành các nhóm nhỏ, tham gia xây dựng cảnh quan môi trường đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, xóa các điểm đổ rác, quảng cáo, rao vặt không đúng quy định, tham gia xây dựng khu dân cư xanh trên địa bàn thành phố Huế.

Đoàn Trường Trung học phổ thông A Lưới, huyện A Lưới là đơn vị đầu tiên ra quân Chiến dịch Hoa phượng đỏ. Sau buổi lễ ra quân, các bạn thanh niên tình nguyện đã tham gia hoạt động tổng dọn vệ sinh và trồng cây xung quanh trường. Chiến dịch của Đoàn trường được chia ra là 02 đợt được thực trong tháng 6/2018. Bên cạnh đó, các đơn vị Đoàn trường khác trên địa bàn huyện cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chiến dịch sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Trong khuôn khổ các nội dung của Chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng đỏ, nhằm trang bị kỹ năng thực hành xã hội, tư vấn tâm lý, giáo dục giới tính, rèn luyện sức khỏe cho học sinh, Đoàn trường THPT Nguyễn Chí Thanh, huyện Quảng Điền đã tổ chức Ngày hội sức khỏe – “Sống khỏe, sống sạch, sống vui” thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh toàn trường.

Tại trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Huế, hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh, vườn cây trong khuôn viên trường học, điểm sinh hoạt văn hóa tại địa phương cũng đã được triển khai rộng rãi đến đoàn viên học sinh tham gia sinh hoạt hè tại trường.

Trong tháng 6 và tháng 7/2018, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai và tổ chức Chiến dịch Hoa phượng đỏ, tiêu biểu là các hoạt động Tập huấn kỹ năng, tổ chức trò chơi lớn của Đoàn trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế; hoạt động tu sửa, chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh tại các nghĩa trang liệt sỹ, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện của Đoàn trường THPT Hà Trung, huyện Phú Vang; các hoạt động thăm hỏi, động viên, chăm sóc, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh, gia đình chính sách, có công với cách mạng, người già neo đơn và người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã của Đoàn trường THPT Hương Vinh, thị xã Hương Trà.

Hứa hẹn trong mùa hè này, chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ của tuổi trẻ Thừa Thiên Huế sẽ để lại nhiều dấu đẹp trong logf người dân trong tỉnh. (Doanthanhnien.vn 1/7)

 
 
 

3.  Phát động cuộc thi Ảnh đẹp du lịch Thừa Thiên Huế 2018

Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố phát động cuộc thi Ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2018 dành cho các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong cả nước và quốc tế, những người quan tâm đến du lịch và có ý tưởng sáng tạo hình ảnh đẹp về du lịch địa phương.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người các di sản văn hóa, lễ hội của Thừa Thiên Huế; qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và khác biệt của du lịch tỉnh nhà. Trong đó, khuyến khích những tác phẩm mới về những khoảnh khắc cuộc sống, nét sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực của cư dân địa phương; cũng như hình ảnh du khách khám phá, trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống của dân cư bản địa.

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi kéo dài từ nay đến tháng 11 và tổ chức trao giải, triển lãm trong dịp cuối năm 2018. Các tác giả gửi ảnh dự thi sẽ không hạn chế về số lượng tác phẩm. (Văn Hóa Online 2/7)

 
 
 

4.  VNPT-HIS giúp nâng cao chất lượng y tế cơ sở tại Thừa Thiên- Huế

Trước nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, ngành Y tế Thừa Thiên- Huế đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, điều hành, cải cách thủ tục hành chính… Công nghệ đã thực sự chứng tỏ vai trò tiên phong, góp phần giảm áp lực cho cả người bệnh và nhân viên y tế.

Sau gần 3 năm đưa vào sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế, đến nay, giải pháp quản lý bệnh viện VNPT- HIS đã được triển khai tại gần 100 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

Tại Thừa Thiên- Huế, mạng lưới y tế cơ sở nói chung và y tế tuyến xã nói riêng được xác định là nền tảng của hệ thống y tế, trong đó, trạm y tế tuyến xã, phường là trạm y tế gần dân nhất, góp phần chăm sóc và bảm đảm sức khỏe của người dân, nhất là vùng xâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với chi phí hợp lý. Đó là trách nhiệm nặng nề của y tế cơ sở.

Trên thực tế, ngoài đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn tốt, trang thiết bị y tế được đầu tư đầy đủ để y tế cơ sở làm tốt công tác khám chữa bệnh thì các giải pháp hỗ trợ khám chữa bệnh cũng góp phần nâng cao chất lượng y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tại các tuyến xã, phường, ngoài làm tốt công việc chuyên môn, nhân viên và cán bộ y tế còn phải hoàn tất hồ sơ bệnh nhân khi làm thủ tục ra viện, công việc tuy không nặng nề nhưng chiếm khá nhiều thời gian. Và VNPT- HIS giải quyết các thủ tục hành chính đó một cách nhanh, chính xác và hiệu quả nhất. 

Được biết, Dự án phần mềm VNPT – HIS bước đầu được triển khai thí điểm tại 19 cơ sở y tế, trải đều trên 3 tuyến tỉnh/huyện/xã như: Bệnh viện Răng hàm mặt Huế, Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà và 16 trạm y tế, Phòng khám Đa Khoa Âu Lạc. Qua thời gian thí điểm, phầm mềm này được các cơ sở y tế đánh giá cao, đã góp phần tích cực trong việc cải cách các thủ tục hành chính. Phần mềm đã giúp các cơ sở y tế thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận, nhập viện, chuyển bệnh nhân nhanh chóng, chính xác và khoa học; liên kết được thông tin bệnh nhân từ các trạm y tế với trung tâm y tế, kiểm soát được bệnh nhân nếu khám nhiều nơi trên địa bàn; chuyển tuyến dễ dàng từ trạm y tế đến trung tâm y tế.

Phần mềm VNPT- HIS còn giúp liên thông kho dược giữa các trạm y tế và trung tâm y tế, rất tiện lợi cho việc dự trù cơ số cũng như cấp phát thuốc online giữa trạm và trung tâm. Việc thu viện phí, thanh toán viện phí đối với bệnh nhân khám ngoại trú, nội trú đều được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, giúp người dân tiết kiệm được thời gian khi đến khám chữa bệnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cùng với sự thay đổi thái độ phục vụ và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đã tạo niềm tin và sự hài lòng của người bệnh.

Với những ưu điểm đó cùng với nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khám chữa bệnh mà chỉ sau gần 3 năm được đưa vào sử dụng, giải pháp quản lý bệnh viện VNPT- HIS đã được triển khai tại gần 100 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế, số lượt khám chữa bệnh bình quân trên hệ thống VNPT- HIS đạt gần 60.000 lượt/ tháng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đầu ra dữ liệu để có thể đồng bộ dữ liệu trong toàn quốc phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và thanh toán BHYT. (Xahoithongtin.com.vn 1/7)

 
 
 

5.  Hòa thượng Thích Đức Phương viên tịch

Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG VN) đã viên tịch chiều 1.7 tại cố đô Huế.

Chiều 1.7, Hòa thượng Thích Huệ Phước, Phó trưởng Ban trị sự kiêm Chánh thư ký GHPG VN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh - GHPG VN đã qua đời vào lúc 14 giờ ngày 1.7 tại  chùa Lam Sơn (đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế).

Trưởng lão Hòa Thích Đức Phương, sinh năm 1933, là đệ tử của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPG VN.

Trưởng lão Hòa thượng từng được Giáo hội suy cử giữ nhiều chức vụ: Trưởng ban Trị sự GHPG VN tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiều nhiệm kỳ, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPG VN, được suy tôn là Phó pháp chủ Ban Thường trực Hội đồng chứng minh - GHPG VN tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 7 và 8. (Thanh Niên Online 1/7)

 
 
 

6.  Phát hiện xác cá hố rồng dạt vào bờ, ngư dân liền tổ chức chôn cất theo phong tục

Khoảng 10 giờ ngày 1/7, ngư dân ở thôn Thai Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà đã phát hiện xác cá hố rồng dạt vào bờ biển. Con cá dài hơn 4m, bề ngang hơn 30cm, vi cá dọc lưng có màu đỏ, thân màu bạc trắng có nhiều đốm xanh, có râu dài. Sau khi phát hiện cá trôi vào bờ, ngư dân đã mang cá đi chôn cất theo đúng phong tục của địa phương.

Cùng với cá voi, cá heo, ngư dân ven biển TT-Huế nói chung và xã Hải Dương nói riêng không bao giờ đánh bắt cá hố rồng và xem đây là loài cá có những linh ứng. Do đó, khi phát hiện loài cá này dạt vào bờ, nếu vẫn còn sống, ngư dân tìm cách cứu hộ đưa cá trở lại vùng biển sâu. Còn khi phát hiện cá đã chết, ngư dân tổ chức chôn cất theo phong tục thờ cúng cá thiêng của địa phương vùng biển. (Vietq.vn 2/7; VOV.vn 1/7; Tiền Phong Online 1/7; Sài Gòn Giải Phóng Online 1/7; Công An Nhân Dân Online 1/7; VnExpress.net 1/7; Sài Gòn Giải Phóng 2/7, tr11)

 
 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
 

1.  Chế tạo thành công máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng

Với mong muốn giúp bà con nông dân, đặc biệt là người trồng rau má nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, nhóm giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế đã dày công thực hiện dự án nghiên cứu, sáng chế ra máy thu hoạch rau má chạy bằng động cơ xăng.

Nam sinh chế tạo máy đo nồng độ cồn thông minh

Giảng viên Nguyễn Hữu Chúc, Khoa Cơ khí Trường CĐCN Huế, Chủ nhiệm đề tài dự án máy thu hoạch rau má cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có hàng ngàn hộ dân tham gia sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP; trong đó nhiều nhất là diện tích trồng rau má tập trung tại các xã thuộc huyện Quảng Điền.

Trước khi thực hiện dự án, ông cùng các cộng sự đã thực hiện khảo sát việc trồng rau má ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền). Xã này có hơn 50ha rau má với sản lượng bình quân mỗi năm thu hoạch 50 tấn/ha. “Nếu thu hoạch bằng tay chỉ đạt sản lượng 150kg/người/ngày và chi phí thu hoạch tiêu tốn hơn 2,5 tỷ đồng mỗi năm.

Đó là chưa kể đến việc cắt và thu gom rau sẽ dẫn đến việc giẫm đạp luống rau, làm dập các gốc cây gây hư hại. Để giúp người nông dân giảm bớt kinh phí trong khâu thu hoạch rau má, hơn 2 năm qua, chúng tôi đã bắt tay nghiên cứu thực hiện dự án chế tạo máy thu hoạch rau má”, giảng viên Nguyễn Hữu Chúc bày tỏ.

Theo các giảng viên Trường CĐCN Huế, ban đầu họ nghiên cứu và lắp ráp máy cắt rau má chạy bằng năng lượng nguồn điện từ bình ắcquy. Tuy nhiên qua quá trình thử nghiệm, chiếc máy hoạt động cho năng suất thấp, do xảy ra hiện tượng tồn ứ rau ở lưỡi cắt nên buộc nhóm phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến các bộ phận của máy.

Qua nhiều lần thử nghiệm, cải tiến, cuối cùng nhóm đã thành công khi chế tạo ra máy thu hoạch rau má chạy bằng động cơ xăng cho năng suất cao. Nói về chiếc máy “đặc biệt” này, giảng viên Trần Đại Hiếu, đồng tác giả thực hiện đề tài dự án cho hay: “Máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng có 5 bộ phận chính gồm bộ phận cắt hai dao chuyển động ngược chiều, bộ phận vơ gom dùng rulo cuốn rau từ bộ phận cắt. Tiếp đó, băng chuyền sẽ vận chuyển rau từ phần lên bộ phận giỏ thu sản phẩm...

Ngoài ra, máy còn các bộ phận phụ trợ với khung máy, bộ phận truyền động, bộ phận điều khiển và nguồn động lực. Ưu điểm của máy là cho năng suất gấp 8 đến 10 lần so với cắt thủ công, giải phóng sức lao động con người. Nếu sử dụng máy, chi phí khâu thu hoạch sẽ giảm còn khoảng 45 triệu đồng cho 1ha rau má/năm”.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận xét, máy thu hoạch rau má bằng động cơ xăng là dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh được các giảng viên Trường CĐCN Huế thực hiện thành công và bước đầu đã đem lại hiệu quả. Với chi phí lắp ráp cho giá thành rẻ, gần 10 triệu đồng/máy nên hiện có nhiều đơn vị, cá nhân ở các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên đặt mua sản phẩm này.

Tin tưởng rằng sản phẩm công nghệ này sẽ được sớm nhân rộng ra thị trường để giúp ích cho bà con nông dân trồng rau má, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế đối với các hộ dân. (Công An Nhân Dân Online 2/7; Công An Nhân Dân 2/7, tr4)

 
 
AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Nguy cơ mất đất vì tin nhầm người

Chỉ bán 300 m2 đất, nhưng ông Thái lại sang tên toàn bộ thửa đất có diện tích 794 m2 cho người mua. Chờ mãi vẫn không thấy người mua chuyển lại 494 m2 đất như đã thỏa thuận, đến lúc này ông Thái mới tá hỏa khi biết mình bị lừa.

Ngày 5/9/2012, do cần tiền chưa bệnh, vợ chồng ông Trương Tiểu Thái có thỏa thuận bằng văn bản với vợ chồng bà Võ Thị Cẩm Nhung về việc chuyển nhượng 300 m2 đất (trong tổng số 794 m2 phần thửa đất tọa lạc tại Nguyễn Khoa Chiêm, TP Huế với giá 1,65 tỷ đồng. Thửa đất đang vướng quy hoạch nên không thể tách thửa để chuyển nhượng nên buộc ông Thái phải lập thêm một thỏa thuận “ngầm” khác bất lợi cho chính mình. Đó là ông Thái chuyển nhượng toàn bộ thửa đất có diện tích 794 m2 sang cho vợ chồng bà Nhung, sau đó bà Nhung sẽ chuyển nhượng lại 494 m2 đất cho ông Thái.

Vì sổ đỏ vợ chồng ông Thái đang thế chấp tại Ngân hàng Quảng Điền. Đến thời điểm thỏa thuận bán đất trên thì vợ chồng ông còn nợ cả gốc lẫn lãi khoảng 600 triệu đồng. Nên ngày hôm đó, vợ chồng bà Nhung dẫn theo bà Hồ Thị Bảy (người cho vợ chồng Nhung vay tiền) đến nhà ông Thái chở ông đến Ngân hàng Quảng Điền để bà Bảy bỏ ra 600 triệu đồng rút sổ đỏ của vợ chồng ông ra. Lúc đó vợ chồng bà Nhung không có đồng nào cả, chỉ có bà Bảy trả tiền ngân hàng cho ông Thái và bà Bảy cầm sổ đỏ của vợ chồng ông Thái.

Một thời gian sau, nghe theo lời của vợ chồng Nhung về việc chở đi ký các giấy tờ để nhận tiền, vợ chồng ông Thái đã đến Phòng công chứng số 2 tỉnh Thừa Thiên Huế để ký các loại giấy tờ với mong muốn được nhận tiền từ bà Nhung (sau này ông Thái mới biết là đến ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Sau khi ký xong các loại giấy tờ, vợ chồng bà Nhung vẫn không đưa thêm cho ông Thái khoảng tiền nào. Chờ đợi mãi, nhưng vẫn không thấy bà Nhung trả số tiền mua đất còn nợ lại, cũng không thấy bà Nhung làm giấy tờ chuyển nhượng lại một phần thửa đất có diện tích 494 m2 cho vợ chồng ông, nghi ngờ vợ chồng bà Nhung lừa đảo mình nên ngày 28/6/2013 ông Thái làm đơn trình báo đến công an. Quá trình điều tra, vợ chồng bà Nhung đã trả thêm cho ông Thái 300 triệu đồng.

Lại nói, khi mua đất của ông Thái, vợ chồng bà Nhung chẳng có đồng nào. Tháng 8/2012, vợ chồng bà Nhung mượn bà Hồ Thị Bảy 600 triệu đồng để trả cho ngân hàng lấy sổ đỏ thửa đất của vợ chồng ông Thái ra. Nhưng đến tháng 12/2012, vợ chồng bà Nhung vẫn chưa vay được tiền để trả nợ cho bà Bảy nên vợ chồng Nhung ra điều kiện với bà Bảy, là sẽ sang tên chủ quyền sử dụng thửa đất trên cho vợ chồng bà Bảy. Điều kiện đi kèm là bà Bảy lấy sổ đỏ đi vay ngân hàng đưa thêm cho vợ chồng bà Nhung 1,4 tỷ đồng nữa. Tổng cộng là 2 tỷ đồng.

Sau khi vợ chồng bà Bảy vay được từ ngân hàng 1,5 tỷ đồng, đã đưa cho vợ chồng bà Nhung 1,4 tỷ như hai bên đã thỏa thuận. Nhưng vợ chồng Nhung lại không thực hiện theo hợp đồng là phải trả lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Để có tiền trả cho ngân hàng và trả tiền lãi, bà Bảy đã mượn tiền của bà Võ Thị Phương Hà và cầm sổ đỏ nhà đất trên (tại thời điểm đó đang đứng tên vợ chồng bà Bảy). Đến tháng 6/2014, bà Bảy tìm gặp vợ chồng Nhung yêu cầu tất toán để thanh lý hợp đồng mà hai bên đã ký kết nhưng vợ chồng Nhung lại hứa suông mà không giải quyết. Do đó, vợ chồng bà Bảy đã sang nhượng quyền sử dụng thửa đất trên cho bà Võ Thị Phương Hà.

Sau khi bà Hà đến nhận đất thì phát hiện phía sau có nhà ông Thái đang ở. Bà Hà yêu cầu vợ chồng bà Bảy phải giao toàn bộ lô đất có diện tích 794 m2 đã chuyển nhượng cho bà, đồng thời khởi kiện yêu cầu tòa án buộc ông Thái phải dọn ra khỏi khuôn viên đất mà bà đã nhận chuyển nhượng. Ông Thái thì yêu cầu vợ chồng bà Nhung trả số tiền còn nợ khi chuyển nhượng 300 m2 đất, đồng thời yều cầu phải chuyển nhượng lại 494 m2 đất cho vợ chồng ông.

Về phía vợ chồng bà Nhung, bà Nhung thừa nhận có mua của vợ chồng ông Thái 300 m2 đất trong tổng số diện tích thửa đất là 794 m2, với giá là 1,65 tỷ đồng. Hiện tại vợ chồng bà Nhung còn nợ vợ chồng ông Thái 650 triệu đồng. Theo vợ chồng bà Nhung, việc bà sang tên toàn bộ thửa đất trên cho bà Bảy có sự đồng thuận của vợ chồng ông Thái. Vì do thửa đất nằm trong quy hoạch không tách thửa được nên vợ chồng ông Thái chấp nhận cho vợ chồng bà Nhung sang toàn bộ và đứng tên thửa đất để vay tiền ngân hàng. Tuy nhiên, vì vợ chồng bà Nhung không vay ngân hàng được nên phải chuyển nhượng thửa đất trên cho bà Bảy để bà Bảy đứng ra vay ngân hàng. Bà Bảy biết vợ chồng Nhung chỉ mua của ông Thái 300 m2 đất nhưng vẫn chấp nhận đứng ra vay giúp bà Nhung 2 tỷ đồng. Sau khi nhận 2 tỷ từ bà Bảy, vì thời gian dài, số tiền mất đi vì nhiều lý do nên vẫn chưa trả được số tiền nợ mua đất còn lại cho ông Thái. Bà Nhung cho rằng, vợ chồng bà không hay biết việc bà Bảy chuyển nhượng thửa đất trên cho bà Hà.

Qua các lần hòa giải tại tòa án, vợ chồng bà Nhung đều cố tình vắng mặt. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. TAND TP Huế sau đó đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”. Nguyên đơn trong vụ án là vợ chồng bà Hà, bị đơn trong vụ án là vợ chồng ông Thái. Theo tòa sơ thẩm, căn cứ vào các chứng cứ các bên đương sự cung cấp và kết quả làm việc tại cơ quan điều tra cho thấy vợ chồng ông Thái đã cùng vợ chồng bà Nhung đến phòng công chứng để ký giấy tờ chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất trên cho vợ chồng bà Nhung vì lý do thửa đất không tách thửa được.

Sau này vợ chồng bà Nhung sẽ chuyển lại quyền sử dụng đất 494 m2 cho vợ chồng ông Thái. Tuy nhiên nội dung trên, hai bên lại không lập thành văn bản. Do đó ông Thái có quyền khởi kiện vợ chồng bà Nhung để yêu cầu thanh toán số tiền nhận chuyển nhượng 300 m2 đất chưa trả hết và yêu cầu bồi thường lại quyền sử dụng đất 494 m2 mà bà Nhung đã chuyển nhượng cho người khác mà không chuyển nhượng lại cho vợ chồng ông Thái.

Theo HĐXX, việc ông Thái thỏa thuận ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ thửa đất trên cho vợ chồng bà Nhung là tự nguyện. Tuy nhiên hai bên có thỏa thuận ngầm là chỉ tạm thời chuyển nhượng toàn bộ thửa đất, nhưng lại không lập bất cứ một thỏa thuận nào, nên bà Nhung đã chuyển nhượng thửa đất trên cho bà Bảy, bà Bảy lại chuyển nhượng tiếp cho bà Hà (Bà Hà đã được cấp giấy chứng nhận nhà quyền sử dụng đất).

Xét thấy tại thời điểm ký kết các hợp đồng trên, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đều có đủ năng lực hành vi dân sự, các bên đều tự nguyện, các hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông Thái với vợ chồng bà Nhung, giữa vợ chồng bà Nhung với vợ chồng bà Bảy, giữa vợ chồng bà Bảy với vợ chồng bà Hà đều hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Do đó tòa sơ thẩm chấp nhận một phần khởi kiện của bà Hà, quyền sử dụng thửa đất 794 mtrên thuộc về bà Hà. Do các bên chỉ thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không đề cập đến tài sản trên đất, do đó để giải quyết vụ án một cách triệt để, tòa buộc vợ chồng ông Thái giao luôn cả tài sản trên đất cho bà Hà. Bà Hà có trách nhiệm thanh toán lại tài sản trên đất cho ông Thái, đó là 2 căn nhà có giá trị thẩm định là 285 triệu đồng.

Cho rằng bản án sơ thẩm không thỏa đáng, ông Thái kháng án. Trong suốt thời gian qua, gia đình ông Thái luôn sống trong phấp phỏng lo âu bởi nguy cơ bị “tống” ra khỏi chính căn nhà của mình, mất đi chổ sinh sống duy nhất.

Theo luật sư Võ Công Hạnh (Công ty luật Công Khánh), tòa sơ thẩm nhận định và đưa ra hướng giải quyết vụ án chưa thỏa đáng; chưa xem xét hết các tình tiết, sự thật khách quan; chưa phân tích và làm rõ tính giả tạo của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng bà Nhung với vợ chồng bà Bảy nhằm che giấu cho giao dịch vay nợ giữa họ trước đó. Tòa sơ thẩm cũng chưa phân tích và làm rõ tính lừa dối đối với hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng bà Bảy với vợ chồng bà Hà. Bà Bảy biết thửa đất đang có liên quan đến ông Thái, nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng cho bà Hà nhằm đạt mục đích cấn nợ. Việc bà Bảy cố tình không cung cấp các thông tin về tình trạng thửa đất có liên quan đến ông Thái, bà Nhung cho bà Hà biết khi ký hợp đồng là có dấu hiệu của sự lừa dối.

Luật sư Hạnh phân tích: “Ở đây ta có thể thấy người bị thiệt hại là đó là ông Thái, bà Hà. Đạo diễn chiêu trò này là vợ chồng bà Nhung và bà Bảy. Trong vụ án này, có đầy đủ các động cơ, hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của ông Thái mà thủ phạm là bà Nhung và bà Bảy. Bà Nhung và bà Bảy đều biết đất của ông Thái chỉ chuyển nhượng 300m2 cho bà Nhung, sau khi làm được Giấy CNQSD đất vào tên bà Nhung thì bà Nhung phải chuyển ngược lại cho ông Thái 494m2 trong diện tích đất 794m2 đất của gia đình ông Thái.

Bà Bảy biết việc này, đông thời giúp sức bà Nhung hoàn thành giao dịch chuyển nhượng.  Sau khi đã hoàn tất việc chuyển nhượng, bà Nhung và bà Bảy đã chiếm đoạt luôn phần đất 494 m2 đất và chuyển nhượng tiếp cho bà Hà để hưởng số tiền chênh lệch lớn hơn số tiền ông Thái bán cho bà Nhung. Rõ ràng hành vi chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành và cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Ở góc độ vụ án dân sự này, rõ ràng, giao dịch dân sự  giữa bà Nhung với và Bảy, bà Bảy với bà Hà đối việc chuyển nhượng thửa đất của ông Thái  là vô hiệu do bị lừa dối. Trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới, tòa án cần đánh giá lại các chứng cứ, xem xét hướng giải quyết vụ án một cách đầy đủ , khách quan, công bằng để đưa ra một bản án công minh nhất”. (Pháp Luật Việt Nam Online 2/7)

 
 
 

2.  Vụ xông vào trường hiếp dâm cô giáo: Chỉ đạo nóng

Nếu cô N có đơn  xin chuyển trường thì sẽ được lãnh đạo thị xã giải quyết một cách nhanh chóng. Đó là lời của ông Nguyễn Xuân Ty - Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà nói ngày 1/7.

Theo ông Ty, đây là cách góp phần bảo vệ danh dự cho cô P.T.N.N. (giáo viên Trường THCS Lê Thuyết - xã Bình Thành, thị xã Hương Trà), vì nếu vẫn để cô giáo làm việc tại Trường THCS Lê Thuyết sẽ nảy sinh nhiều chuyện.

Về việc này, lãnh đạo UBND thị xã Hương Trà đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT thị xã yêu cầu lãnh đạo Trường THCS Lê Thuyết cùng những cá nhân trong kíp trực ngày 20/6 họp kiểm điểm, giải trình lý do vắng mặt tại nơi làm việc theo lịch phân công.

Mặt khác, lãnh đạo Trường THCS Lê Thuyết cũng cần giải trình lý do trường có hai lịch trực hè do Hiệu trưởng Trần Văn Bình ký trong một ngày, với thành phần trực thay đổi.

Nói về 2 lịch trực này, trước đó, ông Bình cho rằng, sau khi sự việc cô giáo N. bị hiếp dâm, Phòng GD & ĐT Thị xã Hương Trà chỉ đạo phải tăng cường người trực tại trường nên vào ngày 22/6 trường đã họp và thay đổi lịch trực trường mới.

Ông Bình cho rằng, đáng lẽ việc làm lịch trực này là do văn thư nhưng văn thư bận nên ông nhờ nhân viên làm thiết bị tên Tuấn để đánh máy. Do người này đánh máy nhầm nên lịch mới vẫn có ngày như lịch cũ.

Giải thích về việc ông L.T.H. Phó Hiệu trưởng không trực lãnh đạo trong ngày 20/6, theo ông Bình là do ông H. đi thăm người thân ốm đau ở bệnh viện nên không tới trực được.

Như đã đưa tin, vào khoảng 9h15 ngày 20/6, khi cô N. đang ngồi một mình ở phòng trực của Trường THCS Lê Thuyết thì bị một thanh niên bịt mặt, cầm theo một vật nhọn, xông vào phòng trực. Tại đây thanh niên lấy con dao để trên bàn dí vào cổ cô N. để uy hiếp, khống chế, thực hiện hành vi hiếp dâm cô N. Sau khi thực hiện hành vi đồi bại, đối tượng lấy đi 2 điện thoại di động cùng một số tiền của nạn nhân.

Sau thời gian ngắn vào cuộc điều tra, cơ quan công an xác định và bắt giữ đối tượng Võ Minh Trung (19 tuổi, trú thôn Hiệp Lại, xã Bình Thành).

 Ngày 26/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Hương Trà ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Võ Minh Trung và chuyển cho Viện KSND thị xã Hương Trà để phê chuẩn. (Đất Việt Online 1/7; Saostar.vn 1/7; VTC.vn 1/7; Tiền Phong Online 1/7; Tiền Phong 1/7, tr2)

 

 
 
 

3.  Thừa Thiên Huế: Giám sát việc giao rừng sản xuất và xử lý lấn chiếm đất rừng

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa tổ chức buổi họp thường kỳ tháng 6/2018 để nghe UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan giải trình về việc thực hiện giao rừng cho nhân dân sản xuất và xử lý lấn chiếm đất rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh có trên 502 nghìn ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng là 56,3% (kết quả kiểm kê năm 2016) với trên 348 nghìn ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Trong số 348 nghìn ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, thì diện tích trong quy hoạch lâm nghiệp trên 325 nghìn ha, diện tích ngoài quy hoạch trên 23 nghìn ha; trong đó, diện tích có rừng là trên 283 nghìn ha (rừng tự nhiên trên 210 nghìn ha, rừng trồng trên 55 nghìn ha)... Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý là trên 348 nghìn ha.

Trong số trên 31 nghìn ha rừng đã giao thì chỉ mới kết hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho trên 15 nghìn ha (đạt 49,67%), diện tích còn lại chưa cấp được do vướng mắc tại khoản 1, điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ-CP...

Theo đánh giá của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các diện tích rừng tự nhiên giao cho các cộng đồng và hộ dân là trạng thái rừng nghèo kiệt, trong khi đó chưa có chính sách hưởng lợi hợp lý và mô hình sản xuất dưới tán rừng được hỗ trợ để cải thiện thu nhập cho chủ rừng nên động lực giữ rừng của người dân còn thấp. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động đến hiệu quả quản lý bảo vệ rừng tại các địa phương (73% diện tích rừng đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình được chi trả dịch vụ môi trường rừng).

Qua kết quả rà soát của các sở, ngành chức năng, tính đến tháng 9/2017 có gần 1.565,79/4.337,17 ha rừng (diện tích rà soát) bị xâm lấn; trong đó, có chủ hơn 1,2 nghìn ha, diện tích đã thu hồi trên 522 ha, số tiền phạt trên 361 triệu đồng.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất rừng đến năm 2020, ngoài việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị HĐND tỉnh xem xét xây dựng Đề án sử dụng có hiệu quả đất dưới tán rừng nhằm tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận quản lý rừng tự nhiên nghèo...

Ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, lâu nay UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan làm tốt công tác quản lý đất đai, minh chứng cho điều này là tỉ lệ cấp giấy CNQSDĐ đạt tỷ lệ cao. Việc này không những giúp quản lý tốt, đi vào nề nếp mà còn giúp tránh thất thu thuế.

 “Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo thanh tra toàn diện đất rừng để thu hồi, tạo quỹ đất, tiếp tục chỉ đạo rà soát đối tượng, trong đó chú trọng đến người nghèo, người dân tộc thiểu số để giao đất theo hướng miễn giảm thuế đất, thuê đất không đồng, làm sao cho người dân có nhu cầu sinh kế phải được giao đất để sản xuất, ổn định cuộc sống, tạo công bằng xã hội. Đồng thời, có đánh giá lại hiệu quả các giống lâm nghiệp để chuyển đổi đất sang những giống cây có giá trị kinh tế cao, có cơ chế phát triển lâm nghiệp bền vững...”- ông Thọ cho hay.

Ông Lê Trường Lưu- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tình trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp có lúc, có nơi còn buông lõng, công tác quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, chưa được xử lý nghiêm; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý rừng và đất lâm nghiệp của một bộ phận người dân chưa cao, nhất là tình trạng cố ý vi phạm.

Ông Lê Trường Lưu đề nghị UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành có liên quan và UBND các cấp tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành về lâm nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng.

Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng...

 “Phải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm rừng, đất rừng kéo dài tại các chủ rừng; điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, để mất rừng, mua bán sang nhượng đất rừng trái phép; phấn đấu hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2019. Rà soát lại diện tích rừng để tạo quỹ đất đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, bàn giao cho nhân dân trồng, chăm sóc, hưởng lợi, phải đảm bảo người dân nghèo có đất sinh kế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống...”- ông Lưu nhấn mạnh. (Tài Nguyên & Môi Trường Online 2/7)

 
 
 

4.  Khẩn trương vào cuộc điều tra nguyên nhân 4 vụ cháy rừng tại Thừa Thiên Huế

Thời gian gần đây, tại khoảnh 3, tiểu khu 153 thuộc Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong và Trung tâm phát triển quỹ đất Thừa Thiên Huế quản lý liên tiếp xảy ra 4 vụ cháy rừng.

Trong các ngày 4/3; ngày 10, 22 và ngày 23/5, tại khoảnh 3, tiểu khu 153 thuộc Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong và Trung tâm phát triển quỹ đất Thừa Thiên Huế quản lý liên tiếp xảy ra 4 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hơn 2ha rừng đặc dụng. Được biết, ngay khi phát hiện các vụ cháy, nhân dân kịp thời báo cho lực lượng chức năng như Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, Hạt kiểm lâm, UBND xã Thuỷ Bằng, lực lượng dân quân… kịp thời phối hợp dập tắt đám cháy. Do vậy đã hạn chế được nhiều thiệt hại đối với rừng thông đặc dụng – lá phổi xanh của thành phố Huế.  

Cũng ngay sau khi các vụ hoả hoạn xảy ra, Công an thị xã Hương Thuỷ đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Đây là rừng thông nhựa tái sinh tự nhiên, vào mùa hè hanh khô, nhiệt độ cao, gió thổi mạnh cộng với thảm lá khô dày, do vậy khi xảy ra hoả hoạn, ngọn lửa nhanh chóng bùng phát dữ dội. Tuy nhiên, để kịp thời bảo vệ lá phối xanh của thành phố trước "giặc lửa", các cơ quan chức năng đã cùng nhân dân sử dụng mọi lực lượng, phương tiện, lao vào khống chế đám cháy trước nguy cơ đe doạ gần như toàn bộ diện tích rừng thông đặc dụng, nhiều tài sản của các công ty, doanh nghiệp,… và nhiều hộ dân liền kề.

Nhưng điều lạ lùng, trong thời gian gần đây, có một số đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội, để vu khống, rêu rao, xuyên tạc nói xấu các cơ quan chức năng để mặc, không chữa cháy rứng. Theo rất nhiều người dân, nhiều đối tượng xấu có dấu hiệu "ném đá dấu tay", khi thấy rừng cháy, dửng dưng không tham gia dập lửa, chỉ đứng nhìn và còn quay phim, chụp ảnh sau đó lên mạng vu khống cho chính quyền. Chứng kiến sự việc nhiều người dân rất bất bình trước sự thờ ơ vô trách nhiệm của các đối tượng này.   

Hiện nay, Thừa Thiên Huế đang bước vào những ngày nóng nực, hanh khô, rất dễ xảy ra cháy rừng, nhất là rừng thông đặc dụng trên địa bàn xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ. Do vậy, ngay từ đầu năm, chính quyền địa phương các cấp cũng như cơ quan chức năng liên tục tuyên truyền, tổ chức các phương án diễn tập phòng chống cháy rừng, cứu hộ cứu nạn; đồng thời khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, tỉnh táo, cảnh giác, phát hiện các đối tượng xấu, không loại trừ hành vi đốt rừng, huỷ hoại môi trường sống của người dân và vu khống cho chính quyền, các cơ quan chức năng. (VTV.vn 1/7)

 
 
TIN VẮN
 

1.  Điểm tin đã đưa

Trao bằng cử nhân cho 1.089 sinh viên Trường Đại học sư phạm Huế

Sáng 30/6 Trường ĐH Sư phạm Huế - ĐH Huế tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1.089 sinh viên hệ chính quy (Khóa học 2014 – 2018). Trong số1.089 sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp năm nay có 62 sinh viên xếp loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 5,7%; 413 SV đạt loại Giỏi chiếm tỉ lệ 37,9%. 588 SV xếp loại Khá chiếm tỷ lệ 54%. (Giáo Dục & Thời Đại Online 1/7; Người Lao Động Online 30/6)

Đóng điện và gắn biển thi đua công trình TBA 220 kV Phong Điền

Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện công trình Trạm biến áp 220 kV Phong Điền, tại xã Phong Thu, huyện Phong Điền. (Nông Thôn Ngày Nay 2/7, tr16)

Lễ hội Sen 2018

Tối 29/6, tại Bia Quốc học (đường Lê Lợi, thành phố Huế) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Sen 2018 với chủ đề mang tên “Truyền thuyết về một loài hoa”. (Đại Đoàn Kết Online 30/6; Toquoc.vn 30/6; Tiền Phong 1/7, tr2)./.

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Triển khai nhiều dự án mới với tổng mức đâu tư hàng trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu du lịch Hàm Rồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng vốn đầu tư của dự án là 205 tỷ đồng. Và phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy nước Thượng Long, công suất 2.000m3/ngđ và mạng lưới cấp nước sạch cho các xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Giang (huyện Nam Đông). Dự án do Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế làm Chủ đầu tư.

Theo đó, Nhà đầu tư là Công ty TNHH Hàm Rồng Phú Lộc Huế sẽ xây dựng tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và các dịch vụ ẩm thực, giải trí khác để góp phần quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế, đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Dự án Khu du lịch Hàm Rồng có quy mô diện tích là 166.100 m2, gồm 06 khu vực chính: khu lưu trú – nghỉ dưỡng, khu vực công cộng, khu hành chính-văn phòng, khu dịch vụ, khu sinh hoạt cộng đồng và khu hạ tầng kỹ thuật.

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Dự án dự kiến khởi công xây dựng vào quý 2 năm 2019 và hoàn thành, đưa vào hoạt động vào quý 4 năm 2020. Quy mô đầu tư, gồm: Xây dựng đập dâng nước Khe A Kì cao trình +155m và lắp đặt tuyến ống dẫn nước dài khoảng 2.500m; Xây dựng khu xử lý nước sạch công suất 2.000m3/ngđ, cao trình +140m; Xây dựng nhà điều hành, phần điện nhà điều hành, bể tự hoại và lắp đặt mới khoảng 2.400 đồng hồ nước. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 51,9 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh 42.195 triệu đồng và 9.705 triệu đồng vốn của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế và các nguồn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020.

Mục tiêu đầu tư dự án là xây dựng hệ thống cấp nước bền vững, đảm bảo cung cấp nước sạch và an toàn cho 95% dân số khu vực các xã của huyện Nam Đông, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội địa phương. (Pháp Luật Việt Nam Online 1/7)

 
 
 

2.  Gần 1.000 ha lúa vụ hè thu có nguy cơ thiếu nước

Tại Thừa Thiên-Huế, gần 1.000 ha lúa vụ hè thu có nguy cơ thiếu nước. Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết các đập Thảo Long, Cửa Lác vừa nhận lệnh của lãnh đạo tỉnh là tập trung ngăn mặn, giữ ngọt. Các hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền thì phải phát huy công năng vận hành liên hồ, vừa phát điện vừa đưa nguồn nước về hạ du. (Thanh Niên Online 2/7; Thanh Niên 2/7, tr2)

 
 
 

3.  A Lưới: Hướng mới cho sản phẩm dệt Dèng truyền thống

Năm 2016, dệt Dèng (thổ cẩm) ở huyện miền núi A Lưới đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Tà Ôi.

Theo Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới, tính đến tháng cuối năm 2017, toàn huyện có 7 cơ sở sản xuất nghề dệt Dèng thổ cẩm truyền thống (thị trấn A Lưới, xã Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thượng, A Roàng, A Đớt, A Ngo) và 1 hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm A Co, với khoảng 300 lao động. Bên cạnh đó, hiện địa phương đã có 2 làng nghề được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống bao gồm làng nghề dệt Dèng A Hưa (xã Nhâm) và làng nghề dệt Dèng A Đớt (xã A Đớt), mỗi năm đào tạo hàng chục người về kỹ thuật may trang phục truyền thống. Tuy vậy, lâu nay, người dân gặp khá nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ do sản phẩm chủ yếu dệt thủ công nên năng suất thấp, giá thành cao và chất lượng chưa đồng đều.

Trước thực trạng đó, Trung tâm khuyến công và T ư vấn phát triển công nghiệp đã tiến hành khảo sát, thẩm định và hỗ trợ cho HTX Dệt thổ cẩm A Co 35 triệu đồng mua bộ dàn khung dệt cải tiến và các phụ kiện đi kèm, với công suất từ 15 - 20 mét vải/ngày. Được tiếp sức từ nguồn vốn khuyến công, HTX dệt thổ cẩm A Co đã mạnh dạn đầu tư gần 100 triệu đồng trang bị máy sản xuất vải Dèng. Qua đó góp phần thay đổi mô hình sản xuất từ thủ công sang máy móc ở huyện vùng cao này.

Bà Nguyễn Thị Hồng – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dệt thổ cẩm A Co cho biết: Từ khi có dàn khung dệt cải tiến, năng suất tại HTX tăng lên rõ rệt, chất liệu vải sản xuất ra nhẹ, bền đẹp, giá thành thấp nên được thị trường ưa chuộng. Năng suất của máy gấp 5 - 7 người, trung bình mỗi người dệt 1 tấm vải Dèng dài 3m mất hơn 1 tuần, trong khi đó máy dệt cải tiến có thể dệt từ 15 - 20 mét vải Dèng/ngày. “Do sản xuất bằng máy móc nên giá thành hạ hơn, trước đây mỗi người dân chỉ có 1 - 2 bộ áo quần truyền thống để phục vụ cho dịp lễ hội thì nay họ chọn sản phẩm này để mặc trong sinh hoạt hàng này. Đặc biệt là các trường dân tộc đã chọn sản phẩm từ khung dệt cải tiến để may áo quần cho học sinh”. Trong thời gian tới, HTX xin thêm 1- 2 máy nữa, xin hỗ trợ công tác đào tạo kỹ thuật cho con em đồng bào để nâng cao tay nghề làm việc tại HTX.

Để nghề truyền thống không mai một, Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới đã xây dựng Dự án Bảo tồn và phát triển nghề dệt Dèng thổ cẩm đồng bào dân tộc Tà Ôi huyện A Lưới giai đoạn 2019 - 2021. Ông Phan Duy Thanh – Trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện A Lưới cho biết: Việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Việc bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống không chỉ góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo bền vững mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Tà Ôi. (Báo Công Thương điện tử 2/7)

 
 
 

4.  Bồi dưỡng pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch

Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) vừa phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật kinh doanh dành cho các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Hơn 50 học viên đã tham dự lớp bồi dưỡng. Lớp bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo lập điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, phòng tránh rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh…

Tại lớp bồi dưỡng, các học viên được cập nhật các văn bản quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của ngành du lịch gồm: Luật Du lịch 2017; Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL về quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; một số nội dung về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động và hợp đồng lao động. (Văn Hóa Online 2/7)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.227.115
Truy cập hiện tại 31