Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
VSATTP: Thực Trạng Đáng Báo Động
Ngày cập nhật 28/09/2021
Với tình hình phát triển nhanh chóng về mọi lĩnh vực trên toàn cầu đã kéo theo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm chẳng hạn như vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở tình trạng đáng báo động bởi vì chất lượng thực phẩm tiêu dùng ngày càng kém chất lượng ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe người tiêu dùng. Tại sao lại như vậy hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của chúng tôi.
Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp được biết đến như một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.

Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.
 
Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản với cương vị là một một thành viên bình đẳng của WTO.
 
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Báo động về tình hình ngộ độc thực phẩm do mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổng kết về tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2010 của Cục quản lý vệ sinh an toàn  thực phẩm cho thấy, 10 tháng đầu năm, cả nước có 45 vụ ngộ độc lớn (hơn 30 người/vụ). Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2000, ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 70%) thì tới năm 2010, ngộ độc vi sinh vật giảm (<50%), ngộ độc chủ yếu do hóa chất (hơn 60%).
 
Riêng trong quý 4 năm 2010, cả nước xảy ra 18 vụ ngộ độc làm 4 người tử vong do độc tố cá nóc tại các tỉnh Phú Yên, Bến Tre, Bình Thuận, trong đó có 3 vụ ngộ độc lớn từ 30 người trở lên. Số người bị ngộ độc là 323 người với 242 người nhập viện. So với cùng kỳ năm 2009, số người mắc giảm 189 người, số người đi viện giảm 186 người. Số vụ ngộ độc thực phẩm có quy mô lớn (hơn 30 người) giảm 3 vụ, số người mắc giảm 215, số người đi viện giảm 174. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc thực phẩm tại gia đình chiếm gần 60% tổng số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước, đặc biệt là ngộ độc cá nóc. Điều này cho thấy: Các vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra tại khu vực hộ gia đình có xu hướng tăng, do ý thức người dân trong việc thực hiện ATVSTP chưa cao, một số người còn chủ quan, coi thường.
 
Thức ăn hè phố là một điểm nóng, đến nay, các cơ quan chức năng vẫn phải thừa nhận, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố đang là vấn đề bức xúc. Đặc biệt là tình trạng thực phẩm đã chế biến sẵn bán tại các chợ rất phổ biến, trong khi đó, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ chế biến và vệ sinh cá nhân người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa bảo đảm. Đặc biệt, tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép vẫn còn phổ biến.
 
Bên cạnh đó, tình trạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm có độc tố tự nhiên (đặc biệt là nấm độc, mật cá trắm, rượu) vẫn còn tái diễn với số người tử vong vẫn còn ở mức cao. Một số nơi, nhất là ở các tỉnh ven biển miền Trung tình trạng kinh doanh, chế biến, sử dụng cá nóc vẫn còn tiếp diễn.
 
Tình hình thực phẩm ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất độc hại vẫn đang là vấn đề tồn tại lớn, đáng báo động. Nhất là thời điểm gần đây, tình trạng sử dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi đang gióng lên hồi chuông báo động. Sử dụng lâu dài sản phẩm gia súc tăng trọng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người tiêu dùng.
 
Một số vụ ngộ độc thực phẩm điển hình diễn ra gần đây là: Từ trưa 21-12-2010 đến chiều ngày 23-12-2010, Trạm Y tế xã Trung Thành (Vụ Bản, Nam Định) đã tiếp nhận 65 ca bị ngộ độc thực phẩm trong tình trạng buồn nôn, ói, đau bụng và đi ngoài nhiều lần. Nguyên nhân được xác định, toàn bộ số người này cùng ăn cỗ (ăn giò lụa) vào trưa 21-12 tại một gia đình ở địa phương.
 
 
Tại Cần Thơ, sau bữa ăn trưa 23-12-2010, hơn 100 công nhân may mặc của của Công ty TNHH Phong Đạt (phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) bất ngờ bị đau bụng, nôn mửa, choáng, mệt mỏi và ngất xỉu đồng loạt. Ngay lập tức tất cả số công nhân này đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, sát địa phận quận Cái Răng để cấp cứu. Kết quả chẩn đoán  cho thấy, các công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa do công ty đặt mua từ cơ sở ăn uống tư nhân với giá 9000 đồng/suất. Thức ăn có mùi ôi thiu, sau bữa ăn khoảng 10 phút thì đồng loạt bị đau bụng, nôn mửa, choáng và ngất xỉu…
 
 Tại thành phố HCM, theo báo cáo của Chi cục ATVSTP NĂM 2010, có 89% bếp ăn tập thể không đảm bảo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, 2% bếp ăn tập thể sử dụng rau, củ, quả không an toàn về hóa chất bảo vệ thực vật, 4% bếp ăn tập thể sử dụng nguyên liệu thịt, chả, cá  có chứa hàn the. 95% người phụ trách bếp chưa có kiến thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. 88% bếp ăn tập thể có nhân viên chưa thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở những bếp ăn tập thể đảm bảo đủ về điều kiện vệ sinh thì có tỷ lệ nhân viên thực hành đúng cao hơn (5,5 lần) và bếp ăn tập thể có nhân viên đã tham gia tập huấn đầy đủ thì có tỷ lệ nhân viên thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn (4,6 lần).
 
Tình hình ngộ độc thực phẩm hiện đang có chiều hướng gia tăng cả về số người mắc lẫn số người tử vong. Số vụ ngộ độc thực phẩm ≥30 người mắc tại các bếp ăn tập thể (BATT), đặc biệt các bếp phục vụ trong các công ty, xí nghiệp gia tăng rõ rệt từ tỷ lệ 22% trên tổng số vụ năm 2001 lên 50% trên tổng số vụ năm 2006. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng tăng cường và cải tiến công tác quản lý, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), xác định vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm, tuy nhiên việc giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhóm có nguy cơ cao như BATT thuộc công ty, xí nghiệp vì nhiều lý do, vẫn còn hạn chế, mặc dù trong những năm gần đây ngộ độc thực phẩm xảy ra thường xuyên hơn trên nhóm đối tượng này. Vì vậy, việc xác định thực trạng VSATTP tại các BATT của công ty, xí nghiệp trên địa bàn thành phố  trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết, giúp cho các cơ quan chức năng có thêm cơ sở khoa học để đưa ra những quyết định can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Lý do nào làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;
 
- Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…
 
Chất độc gốc tự nhiêntrong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
 
Và rất nhiều nguyên nhân khác.

Biện pháp giải quyết

Từ đó mỗi chúng ta ai cũng thấy, chất lượng một số nông thủy sản và thực phẩm chế biến cần phải được đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những yếu kém tồn tại.
 
Đối với nhà sản xuấtĐối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, cho nên đạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an toàn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa. Thực chất, không ít nhà sản xuất chăm chút quá nhiều đến lợi ích riêng của mình, chẳng cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra cho cộng đồng. 
 
vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Đối với người tiêu dùng: Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình và xã hội  thì người tiêu dùng có thể vận dụng một số nguyên tắc bảo đảm VSATTP như 
  • Thường xuyên tìm hiểu những kiến thức và kỹ thuật chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn; Chọn các loại rau quả tươi, thịt, cá tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc, chú ý thời hạn sử dụng khi mua các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Sử dụng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ.
  • Các đồ dùng để nấu nướng và ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng khăn ẩm mốc để lau khô chén đũa. Nấu chín kỹ thực phẩm thịt, cá dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh và ăn ngay sau khi nấu. Thức ăn nấu chín để quá 4 giờ và nhất là để cách đêm nhất thiết phải đun nấu chín lại. Không để lẫn lộn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản. Không dùng thớt cho thịt chín chung với thịt sống.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân người nấu ăn thông qua việc rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch khi bắt tay vào chế biến thức ăn. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn. Không tham gia chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn ói, nhiễm trùng ngoài da hoặc các bệnh lây truyền khác.
  • Giữ gìn vệ sinh thật tốt nơi ăn uống và chế biến thực phẩm như phải cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Nơi ăn phải sạch sẽ thoáng mát, có bàn ăn cao tránh bụi bẩn, thức ăn sẵn phải có lồng bàn che đậy phòng ruồi nhặng. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.208.760
Truy cập hiện tại 915