Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Trình tự, thủ tục khai tử được tiến hành như thế nào? Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục khái tử ra sao?
Ngày cập nhật 06/08/2018

Luật Hộ tịch được Quốc hội thông quan ngày 20 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Theo quy định của luật, Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra tới khi chết.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Việc cơ quan nhà nước đăng ký khai tử cho công dân là cơ sở pháp lý dân nhằm xác nhận công dân “đã chết”. Tuy nhiên để được đăng ký khai tử, thân nhân của người chết theo quy định của pháp luật phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đăng ký khai tử.

1. Thẩm quyền đăng kí khai tử

  Về thẩm quyền đăng ký khai tử Điều 32 Luật Hộ tịch quy định : Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.   

2. Thời hạn khai tử

  Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người chết, thân nhân của người chết phải có trách nhiệm đi khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu người chết không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử.

3. Trình tự, thủ tục đăng kí khai tử

     Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử và xuất trình các giấy tờ sau:

     – Sổ hộ khẩu gia đình có ghi tên người chết

     – Giấy chứng minh nhân dân của  người đi khai tử

     Nếu không có các giấy tờ trên thì phải có giấy tờ khác thay thế.

      Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử. Giấy báo tử được cấp như sau:

   – Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;

     – Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;

     – Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử;

     – Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;

     – Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;

    – Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử;

     – Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;

     – Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;

     – Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;

     – Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.

     Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử.                       

4. Đăng kí khai tử cho trẻ chết sơ sinh

     Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh".

      Trẻ em sinh ra nhưng không sống được đến 24 giờ thì không phải đăng kí khai sinh và khai tử.  Nếu chết trước khi được sinh ra thì không phải khai tử.

5. Đăng kí khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

     Việc đăng kí khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện khi có quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật . Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải thực hiện việc đăng ký khai tử. Khi  một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã đăng ký khai tử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết, thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử căn cứ vào quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, xoá tên người đó trong Sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp./.

namdong.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.223.637
Truy cập hiện tại 1.435