Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Ngày cập nhật 19/04/2018

        Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật tài nguyên nước

        Năm 2017, cục Quản lý TNN đã quán triệt, tập trung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ; việc trả lời kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TNN luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên thực hiện. Lãnh đạo Cục chủ động tích cực chỉ đạo giải quyết và phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng đơn vị, cán bộ trong công tác chỉ đạo điều hành, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm như công tác xây dựng văn bản QPPL, công tác thanh tra, kiểm tra, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước… Đối với các Đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cục đã tích cực triển khai, xây dựng, hoàn thành đúng thời hạn đã đăng ký, bảo đảm tiến độ, chất lượng. Cụ thể: Theo Chương trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL năm 2017 và chương trình công tác năm 2017 của Bộ TN&MT, Cục Quản lý TNN được giao nhiệm vụ xây dựng 11 Thông tư và 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, điều chỉnh bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa (QTVHLHC) trên các LVS: Ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác TNN; 06 Thông tư.

        Triển khai Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, Cục đã thực hiện việc thẩm định, tính tiền cấp quyền, trình Bộ phê duyệt tiền cấp quyền khai thác TNN  cho 28 đơn vị và dự kiến trong năm 2017 sẽ thu gom về cho NSNN khoảng 150 tỷ đồng.

        Thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017, Cục đã trình lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định số 2069/QĐ-BTNMT về việc Thanh tra việc thực hiện QTVHLHC trên các LVS Đồng Nai, sông Se San và sông Srêpốk. Hiện nay, đã triển khai thực hiện Quyết định này và đang hoàn thiện các kết luận thanh tra. Ngoài ra, thực hiện kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về TNN trong việc quản lý, vận hành và tuân thủ các quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt đối với các công trình hồ chứa Krông Búk Hạ, Buôn Tua Srah, Buôn Kuoosp. Tính đến ngày 20/12/2017, Cục đã thẩm định, trình Bộ cấp 170 giấy phép trong lĩnh vực TNN, trong đó, có 10 giấy phép khai thác NDĐ; 13 giấy phép hành nghề khoan NDĐ; 70 giấy phép khai thác, sửu dụng nước mặt, nước biển; 68 giấy phép xả thải nước mặt, nước biển, 68 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

        Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về TNN được thực hiện hiện thường xuyên với các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử thông qua các hình thức xây dựng các phim, ảnh, băng đĩa các chương trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, tổ chức hội thảo tập huấn cho cơ quan, doanh nghiệp, người dân, xuất bản Bản tin tài nguyên nước… để giải đáp pháp luật, trao đổi về những vấn đề quan trọng, cấp bách cần giải quyết trong quản lý TNN, tuyên truyền và phổ biến pháp luật về TNN. Tháng 3/2017, Bộ đã phối hợp với UBND tỉnh và Sở TN&MT Bắc Ninh tổ chức thành công Lễ mít tinh quốc gia kỷ niệm Ngày Nước thế giới năm 2017 và chuỗi các sự kiện truyền thông hưởng ứng Ngày Nước thế giới. Các hoạt động đã thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với TNN ở hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, Cục đã nâng cấp và duy trì tốt hoạt động của trang thông tin điện tử; thường xuyên cập nhật thông tin, chính sách, văn bản pháp luật về TNN.

        Việc thu tiền cấp quyền khai thác TNN theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP là quy định mới, lần đầu tiên được áp dụng, yêu cầu về tiến độ, số lượng hồ sơ cần giải quyết trong 01 năm đầu khi triển khai thực hiện rất lớn. Để bảo đảm theo quy định, trong tháng 9/2017, Bộ TN&MT đã tổ chức 03 hội nghị phổ biến, quán triệt và hướng dẫn trực tiếp cho các Sở TN&MT, một số cơ quan có lien quan và một số tổ chức khai thác nước lớn tại 03 miền. Ngoài ra, Bộ TN&MT cử cán bộ tập huấn cho một số địa phương triển khai Nghị định nêu trên.

        Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018

        Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, trọng tâm là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Tập trung xây dựng và hoàn thành Quy hoạch TNN chung của cả nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN. Tập trung xây dựng để trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm kê TNN quốc gia. Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra các tổ chức khai thác SDN lớn về việc tuân thủ giấy phép khai thác sử dụng và lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, kết nối trực tuyến về Bộ TN&MT theo quy định của Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định việc giám sát khai thác, sử dụng TNN. Tiếp tục rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình vận hành các hồ chứa, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các QTVHLHC nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp vận hành điều tiết nước đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, giảm lũ, cấp nước mùa cạn và phát điện của các hồ chứa. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các quy định của luật về TNN, trọng tâm là các quy định mới như: Ưu đãi đối với việc SDN tiết kiệm hiệu quả; lập và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; thu tiền cấp quyền khai thác TNN; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước trên cơ sở áp dụng hệ thống thông tin, công nghệ tự động trực tiếp; giám sát việc vận hành của các hồ chứa theo quy trình liên hồ và việc xả dòng chảy tối thiểu. Đẩy mạnh công tác điều tra tìm kiếm nguồn NDĐ ở vùng khan hiếm nước, hải đảo; nghiên cứu xây dựng để sớm đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện… bằng công nghệ tự động, trực tuyến. Tập trung kiểm tra, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm đối với việc vận hành giảm lũ cho hạ du, điều tiết nước trong mùa cạn, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa; bảo đảm khai thác  sử dụng công bằng hợp lý nguồn nước chung của 6 quốc gia trên lưu vực sông Mê Công và bảo đảm sử dụng nước bất kỳ một quốc gia nào cũng không được gây hại đáng kể cho các quốc gia khác theo Công ước về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy và thông lệ quốc tế. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý TNN để áp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, trọng tâm là nguồn lực để triển khai thực hiện, bao gồm cả kinh phí, tổ chức bộ máy và năng lực thực thi. Thành lập và sớm đưa vào hoạt động 05 Ủy ban LVS để tăng cường cơ chế điều phối, giám sát, phối hợp thực hiện, giải quyết  các vấn đề liên vùng, liên ngành, liên địa phương trong khuôn khổ LVS, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN trên LVS. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp SDN tiết kiệm, hiệu quả nhất là tưới và thực hiện chính sách thu tiền khai thác nước ngầm theo quy định của Luật để chống lãng phí nguồn nước./.

SỞ TN&MT HUẾ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.234.506
Truy cập hiện tại 2.992